05/10/2013 03:05 GMT+7

Sôi động những câu chuyện từ cuộc sống

TTO
TTO

TT - “Con cái chúng ta đang thiếu ngủ trầm trọng”, “Chia sẻ kinh nghiệm lái xe hơi qua vùng ngập lụt”, “Nhức nhối chuyện “làm tiền” nơi cửa lớp tại chức”... là những câu chuyện dân sinh sát sườn được bạn đọc Tuổi Trẻ Online (TTO- tuoitre.vn) phản hồi nhiều nhất trên TTO tuần qua.

Cụ thể, sau khi TTO đăng ý kiến của tác giả Ngoan Tú qua bài viết: “”, câu chuyện hai mẹ con hộc tốc chạy đến trường vào mỗi lúc sáng sớm để kịp giờ đưa con vào lớp đã tạo được sự đồng cảm gần như tuyệt đối của bạn đọc.

Từ tự sự nói trên của người trong cuộc, TTO tiếp tục đưa ra câu hỏi thăm dò với nội dung: “Theo bạn, tình trạng trẻ con thức khuya có phổ biến ở các thành phố lớn như con của tác giả bài viết này? Liệu có nên dời thời gian vào lớp (đối với khối tiểu học) trễ hơn? Việc nghỉ trưa bao nhiêu lâu là hợp lý”. Hàng trăm ý kiến của bạn đọc đã tham gia trao đổi, tranh luận.

Bạn đọc Minh Nhựt viết: “Bài báo phản ánh rất đúng. Ða số các cháu bây giờ thức rất khuya, thường khoảng 10g mới đi ngủ. Con gái tôi mới vào lớp 1, mỗi lần đánh thức cháu dậy là cả một vấn đề và thấy tội nghiệp cho cháu làm sao ấy. Ðã vậy chiều 1g30 cháu lại phải học thêm một buổi nữa. Giờ giấc như vậy cả người trưởng thành còn mệt mỏi huống hồ đây chỉ là đứa bé 6 tuổi. Mong sao Bộ GD-ÐT xem lại để chỉnh sửa giờ giấc, chương trình học cho phù hợp”. Ðây cũng là ý kiến chung của rất nhiều bạn đọc.

Là một trong số ít không chạy theo số đông, bạn đọc Hồng Anh tranh luận: “Thói quen đều do ta luyện tập, ngủ sớm làm não trẻ phát triển hơn là thức khuya. Ngủ “nướng” không phát triển não, những trẻ ngủ muộn bao giờ cũng thiếu tập trung hơn trẻ ngủ sớm và dậy sớm. Con cháu trong gia đình tôi đều tập thói quen ngủ sớm và thức sớm, nên khi bé ăn sáng rất tươi tỉnh, vào lớp cũng với tinh thần sảng khoái để tiếp thu bài học tốt”.

Cũng liên quan đến chuyện đi học, đi làm, khi TTO “xới” lên , nhiều ý kiến đã tham gia bàn luận. Trong đó, ý kiến của bạn đọc có nick name Le Hoang Nguyen được đa số bạn đọc đồng tình. Bạn Nguyen viết: “Phong bì là câu chuyện thật, nhưng chỉ xảy ra với một số trường hợp, chứ không phải tất cả, cụ thể là: học viên lười học nhưng muốn có điểm cao; học viên ít có điều kiện đến lớp thường xuyên nhưng muốn được chấm công đầy đủ để tính điểm chuyên cần; một vài vị trong ban cán sự lớp muốn “lấy điểm” với giảng viên nên bắt lớp phải đóng “quỹ đen” để “chung chi”...; một số giảng viên vòi vĩnh kiểu như “con sâu làm rầu nồi canh”. Cuối cùng bạn Nguyen kết luận: “Thế thì cần phải chấn chỉnh trước tiên ở tâm thế người đi học, sau đó mới tới thầy cô”.<?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ðừng chạy xe qua dòng nước chảy xiết

Cũng trong tuần qua, sau cái chết thương tâm của phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An khi đi cứu trợ đồng bào bị ngập lụt, TTO gợi ý: “Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, mời bạn đọc chia sẻ kinh nghiệm khi lái xe qua vùng bị ngập lụt, loại xe gì nên đi vào vùng này, những kỹ năng gì cần ứng phó khi xảy ra sự cố xe bị “hổng chân”...?. Ngay lập tức, vấn đề thời sự này đã thu hút nhiều hiến kế từ bạn đọc.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bạn đọc nick name Thuykim T chia sẻ: “Hơn 20 năm lái nhiều loại xe tại Mỹ, tôi thấy khi gặp vùng ngập, nước chảy xiết... điều hay nhất là đừng bao giờ chạy qua là an toàn và giữ mạng cho mình và mọi người nhất. Việc chạy xe nhanh ngang qua vũng nước cũng đủ mất thăng bằng rồi, nói chi là qua dòng nước xiết...”. Ðây cũng là ý kiến được nhiều bạn đọc quan tâm vấn đề này đồng tình nhất.

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên