Một bài đăng hình ảnh Cầu Vàng "hàng thật" ở Đà Nẵng và phiên bản pha ke ở Campuchia trên một nhóm cộng đồng bỗng chốc dậy sóng. Đáng chú ý, bài đăng thu hút lượng tương tác "khủng" đến từ netizen hai nước lẫn quốc tế.
Cầu Vàng ở Campuchia trông thế nào?
Theo đó, Cầu Vàng phiên bản "nhái" là một tiểu cảnh trong khu du lịch River Grass ở Campuchia. Đây là một khu resort tọa lạc trên đường Preah Sihanouk, thành phố Kampong Cham (cách TP.HCM khoảng 200km).
Với chiều dài khoảng 8m và lối đi được làm bằng gỗ, Cầu Vàng ở nước bạn như một phiên bản "siêu nhỏ" của Cầu Vàng ở Đà Nẵng. Đứng trên đôi tay được làm bằng tre, bọc vải nhũ vàng, du khách có thể phóng tầm nhìn hướng ra phía con sông Mekong rộng lớn.
Tại khu nghỉ dưỡng này, ngoài tiểu cảnh Cầu Vàng, du khách check-in các địa điểm nổi tiếng khác của nhiều quốc gia như cầu Cổng Vàng (Mỹ), tượng Labubu "siêu to khổng lồ", Cổng trời Torii (Nhật Bản) hay Cổng trời Bali (Indonesia)...
Trong khi đó, Cầu Vàng ở khu du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng, Việt Nam) dài khoảng 150m, nằm ở độ cao khoảng 1.414m so với mực nước biển. Cây cầu nối liền trạm cáp treo với các khu vườn khác nhau ở khu nghỉ dưỡng.
Điểm nhấn của Cầu Vàng là đôi bàn tay bằng đá lớn, tạo dáng như nâng đỡ cây cầu bộ hành phía trên, hướng ra khung cảnh ngoạn mục của núi, rừng và biển Đà Nẵng.
Sau 6 năm khánh thành, Cầu Vàng đã trở thành một biểu tượng du lịch Việt Nam. Công trình lọt top 10 kỳ quan mới của thế giới theo bình chọn của thế hệ trẻ vào năm 2021.
Trước đó, Cầu Vàng đoạt giải bạc tại giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2018 với chủ đề Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các giải pháp kiến trúc.
Ngoài Cầu Vàng pha ke ở Campuchia, Cầu Vàng ở Đà Nẵng còn có hàng loạt "anh em" khác nhau, tuy nhiên không phiên bản nào đặc sắc và nổi tiếng như bản gốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận