Đây là công ty làm dịch vụ hậu cần thủy sản đầu tiên ở Lý Sơn, có ngành nghề kinh doanh như sửa chữa thay thế thiết bị máy tàu, cung cấp nhiên liệu, đá lạnh, ngư cụ, thu mua và chế biến hải sản tại các ngư trường xa bờ, trong đó chủ yếu tại hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
Phóng to |
Ông Mai Phụng Lưu trở về từ Hoàng Sa đầu tháng 10-2010 (ảnh chụp tại cảng Dung Quất) - Ảnh: Đ.NAM |
Theo giấy phép được cấp thì công ty này gồm sáu tổ chức, cá nhân tại Hải Phòng, Hà Nội và Lý Sơn đồng sáng lập với vốn pháp định 7 tỉ đồng.
Theo kế hoạch, ban đầu công ty sẽ đầu tư một tàu cá vỏ sắt trọng tải 300 tấn, công suất gần 1.000 CV, một nhà xưởng phục vụ việc sơ, chế biến hải sản trên bờ công suất 100 tấn/ngày đêm và hai ôtô đông lạnh…
Ông Vũ Văn Hội - thành viên HĐQT Công ty CP thủy sản Lý Sơn - cho biết hiện công ty đang hoàn tất thủ tục và các khâu cần thiết để sớm đi vào hoạt động.
“Đây là mô hình đầu tiên được triển khai và áp dụng tại Quảng Ngãi, nhằm tạo điều kiện để ngư dân có nơi tiêu thụ sản phẩm khai thác, đồng thời giảm chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày trên biển cho ngư dân” - ông Hội nói.
Ngày 11-9-2010, tàu cá QNg-66478TS của ngư dân Mai Phụng Lưu ở thôn Tây, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng tám ngư dân đang hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị Trung Quốc bắt giữ. Sau 44 ngày đêm bị giam giữ và mắc kẹt do gió bão, trưa 26-10 tại cầu cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), chín ngư dân Lý Sơn trở về đất liền an toàn trong sự đón chào của chính quyền địa phương và gia đình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận