12/11/2016 09:45 GMT+7

Sổ theo dõi, “tự chăm sóc sức khỏe” của mẹ và bé

ANH PHI
ANH PHI

TTO - Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em như một nhật ký sức khỏe của mẹ và bé, giúp nhận biết tình trạng, hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc tốt sức khỏe trước, trong và sau khi sinh.

Theo đó, 100.000 sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được phát miễn phí cho các chị em phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 1 tuổi đến khám tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. 

Các thông tin về lịch tiêm chủng, biểu đồ tăng trưởng được tích hợp trong Sổ TDSKBMTE
Các thông tin về lịch tiêm chủng, biểu đồ tăng trưởng được tích hợp trong sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Ngày 7-11-2016, Văn phòng đại diện Bayer (South East Asia) Pte., Ltd. tại TP.HCM đã đồng hành cùng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) triển khai mở rộng sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Hà Nội. 

Công cụ hữu ích

Chương trình được khởi động từ tháng 10-2016. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em có ý nghĩa như một nhật ký sức khỏe mẹ và bé, cung cấp thông tin giúp thai phụ và bà mẹ nhận biết tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con, hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc tốt sức khỏe trước, trong và sau khi sinh.

Đồng thời, sổ giúp theo dõi quá trình phát triển thể chất và tinh thần của em bé từ khi mới chào đời đến 6 tuổi.

Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn thông tin tham khảo quý giá về tiền sử thai sản và tình trạng sức khỏe hiện tại, hỗ trợ cán bộ y tế dễ dàng theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em toàn diện hơn. 

Cán bộ y tế tư vấn cho chị em sử dụng hiệu quả “sổ hồng”
Cán bộ y tế tư vấn cho chị em sử dụng hiệu quả “sổ hồng”

“Việc sử dụng sổ cũng đã giúp các cán bộ y tế tăng cường kiến thức trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em” - ông Nguyễn Đức Vinh, vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), cho biết. 

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em ra đời lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1948, hiện có nhiều quốc gia trên thế giới học tập áp dụng. 

Tự chăm sóc sức khỏe là gì?

“Tự chăm sóc sức khỏe” là tự trang bị kiến thức và nguồn lực để chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân, bao gồm luyện tập thể thao, dinh dưỡng, vệ sinh hằng ngày, cũng như việc dùng thuốc một cách phù hợp và có trách nhiệm. 

Đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, việc “tự chăm sóc sức khỏe” đóng vai trò thiết yếu vì nhờ đó mà chị em phụ nữ và gia đình mình có kiến thức, kỹ năng và tự tin để chăm sóc tốt sức khỏe, chủ động duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe và quyền của con trẻ, nhận biết các tình huống khẩn cấp, cũng như đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh hằng ngày. 

Đồng thời, “tự chăm sóc sức khỏe” giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực, từ đó giảm chi phí y tế của cá nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Chẳng hạn việc bổ sung sắt và chăm sóc tiền sản giúp giảm nguy cơ biến chứng, từ đó giảm căng thẳng và lo lắng cho cả mẹ và con, giảm bớt áp lực công việc vốn đang quá tải trên vai các bác sĩ, đội ngũ chuyên viên y tế; đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nói chung. 

Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long tại lễ mít tinh hướng ứng “Tuần lễ tiêm chủng năm 2016”
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại lễ mittinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng năm 2016”

“Bayer tin tưởng rằng nâng cao chất lượng tự chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan trọng để từng cá nhân có sức khỏe tốt hơn, cũng như giúp hệ thống chăm sóc sức khỏe bền vững hơn” - bà Winifred Chan, giám đốc nhánh Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng của Bayer tại Việt Nam, cho biết thêm. 

ANH PHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên