31/05/2020 17:22 GMT+7

Số ca nhiễm cúm, thủy đậu, sởi giảm nhờ giãn cách xã hội chống COVID-19

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Bệnh cúm và một số bệnh truyền nhiễm khác có giảm so với mấy năm trước. Nguyên nhân giảm có thể do thực hiện các biện pháp chống dịch như giãn cách xã hội.

Số ca nhiễm cúm, thủy đậu, sởi giảm nhờ giãn cách xã hội chống COVID-19 - Ảnh 1.

Giãn cách xã hội góp phần làm giảm số ca nhiễm bệnh cúm. Trong ảnh: khách hàng chờ trước cửa hàng bán thức ăn nhanh ở Arnhem (Hà Lan) ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Tạp chí khoa học Nature (Anh) đã đăng bài viết với đầu đề "Làm thế nào mà việc ngăn chặn virus corona lại chặn đứng được bệnh cúm?".

Thời điểm nhiễm cúm chỉ kéo dài sáu tuần

Bài viết ghi nhận các biện pháp chống COVID-19 như giãn cách xã hội, phong tỏa, hạn chế tập trung đông người, khử khuẩn và rửa tay thường xuyên dường như đã tác động kéo giảm số ca nhiễm cúm và một số bệnh nhiễm khác.

Kết quả trên được ghi nhận căn cứ dữ liệu hơn 150.000 mẫu xét nghiệm từ các phòng xét nghiệm cúm quốc gia của 71 nước đưa lên trang web giám sát cúm toàn cầu FluNet do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối.

Thông thường số ca cúm mùa ở Bắc bán cầu bắc thường đạt đỉnh vào tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 5. Năm nay, đặc biệt số ca nhiễm cúm giảm đột ngột vào đầu tháng 4, tức vài tuần sau khi WHO tuyên bố đại dịch COVID-19 vào ngày 11-3.

Như vậy trong năm nay, thời điểm xảy ra bệnh cúm ở Bắc bán cầu đã kết thúc sớm và rút ngắn lại khoảng sáu tuần.

Trên thế giới có khoảng 290.000 đến 650.000 người chết mỗi năm do cúm mùa. Như vậy thời điểm nhiễm cúm rút ngắn lại có nghĩa đã giảm được hàng chục ngàn ca tử vong.

Số ca nhiễm cúm, thủy đậu, sởi giảm nhờ giãn cách xã hội chống COVID-19 - Ảnh 2.

Cần phải tiêm vắcxin phòng cúm vì căn bệnh này có thể gây chết người - Ảnh: path.org

Số ca thủy đậu ở Hong Kong giảm ít nhất 50%

Số ca nhiễm cúm giảm trong năm nay còn có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như một số người có triệu chứng nhiễm cúm không đến các phòng khám làm xét nghiệm do giãn cách xã hội.

Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi và rubella đã giảm ít hơn so với những năm trước.

Tại Hong Kong, số ca nhiễm giảm khoảng từ phân nửa đến 3/4 so với mấy năm trước. Chỉ có 36 ca rubella được ghi nhận trên toàn thế giới vào tháng 4-2020. Đây là một trong những tỉ lệ giảm thấp nhất tối thiểu từ năm 2016.

Ngược lại, số ca bệnh truyền nhiễm như bệnh lao phổi có thể tăng trở lại. Nguyên nhân do các chương trình phòng ngừa các bệnh này đã kết thúc.

Nếu dịch cúm dường như đã bị kiềm chế, công tác tiêm chủng vắcxin vẫn phải tiếp tục vì căn bệnh này có thể gây chết người.

Học viện Y quốc gia Pháp đã kêu gọi những người có nguy cơ nhiễm cúm và những người có yếu tố nguy cơ tiến triển nặng trong trường hợp nhiễm virus cúm hoặc virus SARS-CoV-2 đều phải được tiêm phòng cúm. Tiêm ngừa cúm phải được nhắc lại hằng năm.

Mùa lạnh, phòng bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị, thủy đậu... ra sao? Mùa lạnh, phòng bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị, thủy đậu... ra sao?

TTO - Đã có 250.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng 3 lần so với cùng kỳ. Dự báo dịch sẽ còn kéo dài đến sau tháng 1-2020, trong khi các bệnh sởi, cúm mùa, quai bị, thủy đậu lại sắp 'vào mùa'.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên