26/04/2023 05:40 GMT+7

Số ca COVID-19 tăng: Những điều cần biết về biến thể Omicron XBB.1.5

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, biến thể XBB.1.5 hiện chiếm 40,5% những ca COVID-19 ở Mỹ, được tìm thấy trên 70 nước, gây ra các đợt bệnh tăng đột biến ở Ấn Độ và Singapore.

Omicron

Nguyễn Minh Thuận (19 tuổi) vui vẻ đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi 4. Bạn cho biết việc đi tiêm vắc xin lần này là hoàn toàn tự nguyện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Biến thể XBB.1.5 là gì?

Kể từ khi Omicron được phát hiện, nó đã tạo ra nhiều khúc ngoặt về khả năng sản sinh biến thể. Đầu tiên là BA.1, tiếp đến là BA.5, chuyển sang BQ, và hiện nay XBB đang đóng vai trò ưu thế trong mức độ và khả năng lây lan trên thế giới. Tất cả các biến thể này đều là biến thể phụ và là một phần của họ Omicron.

XBB là một biến thể của Omicron BA.2. Phiên bản 1.5 của XBB hiện đang lan rộng nhanh chóng khắp nơi. Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy chỉ riêng trong tháng 1, tỉ lệ lây nhiễm của biến thể này thực sự đáng lo ngại khi tăng từ 8 đến 10% mỗi tuần.

Riêng tại Mỹ, cuộc khảo sát của CDC Mỹ kết thúc vào ngày 14-1 cho biết biến thể phụ XBB.1.5 chịu trách nhiệm tới 43% tổng số các ca bệnh ở Hoa Kỳ, thậm chí tỉ lệ này còn cao hơn ở vùng đông bắc Mỹ (lên tới hơn 80% các ca COVID-19).

XBB.1.5 dễ lây nhưng không gây bệnh nặng hơn dòng khác

Tổ chức Y tế thế Giới (WHO) nói rằng XBB.1.5 là biến chủng dễ lây lan nhất từng được phát hiện. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với tỉ lệ tử vong sẽ gia tăng. XBB.1.5 được dự đoán không gây bệnh cảnh nặng hơn các dòng khác đang lưu hành. 

Nhưng do có khả năng lây nhiễm và trốn tránh miễn dịch cao hơn, XBB.1.5 vẫn có thể làm tăng số ca nhập viện và tử vong vì tổng số người bị nhiễm và tái nhiễm sẽ tăng cao.

Triệu chứng khi nhiễm XBB.1.5

Khá giống các biến thể trước đó, XBB.1.5 hầu như không gây các triệu chứng mới. Theo CDC Mỹ, những triệu chứng có thể gặp là sốt, ớn lạnh, ho, thở mệt, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác mới xuất hiện, đau họng, sung huyết hoặc chảy mũi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 

Các triệu chứng kéo dài 5 đến 7 ngày. Ngoài ra, các chuyên gia từ WHO và CDC Mỹ đều cho rằng XBB.1.5 ít gây bệnh cảnh nặng nề. Sau khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn có thể bị hội chứng hậu COVID-19 như mệt mỏi kéo dài và sương mù não.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị

Vắc xin là phương pháp quan trọng để bảo vệ chúng ta.

Theo CDC Mỹ, với những biến chủng trước XBB.1.5, những người được tiêm vắc xin mRNA liều tăng cường giảm nguy cơ nhập viện 18,6 lần. Vắc xin mRNA vẫn giúp bảo vệ giảm bệnh nặng và tử vong. Tiêm chủng tăng cường là điều cần thiết.

Ngoài vắc xin, các phương pháp hữu ích giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm gồm: mang khẩu trang, hạn chế và cẩn thận khi tiếp xúc với người bị bệnh (mang khẩu trang N95), vệ sinh tay cẩn thận và thường xuyên.

Biến chủng phụ XBB xuất hiện ở TP.HCM có độc lực, lây lan ra sao?Biến chủng phụ XBB xuất hiện ở TP.HCM có độc lực, lây lan ra sao?

TP.HCM vừa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng phụ XBB của Omicron nhưng ở tỉ lệ thấp trong các ca nhiễm COVID-19 tiến hành nghiên cứu. Vậy biến chủng này có tốc độ lây lan và độc lực thế nào, nếu nhiễm thì khả năng chuyển nặng ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên