Mỗi cây trồng xuống, khi lớn lên sẽ là một lá phổi xanh cho trái đất - Ảnh: VŨ THỦY
Khí trời oi bức, mồ hôi nhễ nhại nhưng các bạn trẻ đều rất hào hứng . Hai loại cây được ông Yit Chandaroat - phó giám đốc của Apsara - cơ quan chịu trách nhiệm quản lý khu vực khảo cổ di sản thế giới Angkor giới thiệu là hai loại cây "sang chảnh" có tên là Rose wood và Depterocap, được các bạn sinh viên trồng tại một khu đất trống trong khu vực đền Banteay Kdei.
Đây vốn là khu vực đã khai quật rất nhiều tượng Phật cổ quý giá hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Aeon Sihanouk.
Trồng cây là một những hoạt động không thể thiếu trong mỗi kỳ ASEP - diễn đàn môi trường dành cho sinh viên châu Á, do Quỹ môi trường AEON tổ chức từ năm 2012 đến nay, như một hoạt động góp phần để cải thiện, bảo vệ môi trường.
Đó cũng là một cách để các bạn trẻ lưu giữ kỷ niệm ở những vùng đất mà các bạn đặt chân đến bởi những cái cây nếu may mắn có thể sống vài đời người.
- ASEP 2019 diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6-8-2019, do ĐH Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia) cùng thiết kế với chủ đề Sustainable Peace Buiding - Xây dựng hòa bình bền vững.
Với chủ đề này, 80 bạn trẻ được tuyển chọn từ 10 trường đại học tại 10 nước châu Á cùng tìm hiểu về các hoạt động bảo tồn ở Campuchia, với khu vực thực địa chính là quần thể di sản thế giới Angkor, tìm hiểu các thách thức về môi trường ở Campuchia để tìm ra những giải pháp hướng đến hòa bình, bền vững.
Igarashi Fumio - ĐH Waseda (Nhật Bản) lăn xả dưới trời nắng nóng, oi bức để trồng cho đủ năm cây con phần mình - Ảnh: VŨ THỦY
Nguyễn Anh Minh - ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng cuốc thành thạo. Minh bảo ở nhà vẫn thường dùng cuốc vì gia đình có trang trại trồng quế - Ảnh: VŨ THỦY
Cây mà Bethanivitra Arisoni - sinh viên ĐH Indonesia vừa trồng xuống, nếu may mắn, có thể sống hàng trăm năm và sẽ là kỷ niệm mà cô lưu lại vùng đất này - Ảnh: VŨ THỦY
Các sinh viên đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội tham dự ASEP lần này đến từ rất nhiều ngành học, nhưng điểm chung là họ đều có một sự quan tâm đặc biệt đến môi trường - Ảnh: VŨ THỦY
Trồng xong rồi, Igarashi Fumio (trái) lại rủ đồng đội chụp hình "sống ảo" đúng chất sinh viên - Ảnh: VŨ THỦY
Hầu hết các sinh viên đều đã không ít lần tham gia các hoạt động trồng cây xanh. Đây không chỉ là hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường mà còn là một cách đáng yêu để "đánh dấu" mỗi nơi bạn đã đặt chân đến - Ảnh: VŨ THỦY
Alya Triska Sutrisno - sinh viên ĐH Indonesia - lần đầu tiên tham dự một kỳ ASEP cùng các bạn trồng mỗi người ít nhất năm cây con ở khu vực này - Ảnh: VŨ THỦY
Có ba khu vực trồng cây vốn là những bãi đất trống để cỏ mọc đầy sau khi các đợt khai quật tượng Phật cổ kết thúc. Mỗi khu vực sẽ được trồng từ 100-200 cây - Ảnh: VŨ THỦY
Chav Tithdanin - sinh viên ĐH Hoàng gia Phnom Penh. Người Campuchia thường đặt tay cầu nguyện mỗi khi trồng một cây để cây tươi tốt và hạnh phúc - Ảnh: VŨ THỦY
Chum Chakriya - sinh viên ĐH Hoàng gia Phnom Penh, và May Zin Myat Maw – ĐH Kinh tế Yangoon (Myanmar) hợp tác trồng cây. Người giữ cây, người vun đất để cây không bị nghiêng ngả - Ảnh: VŨ THỦY
Mazhafizah Binti Sariff - ĐH Malaya (Malaysia) dùng cuốc cào đất vào gốc để Thanyanporn Wanasinchai - ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) tưới cây. Khác nước và cũng không được xếp chung nhóm, nhưng hai bạn luôn cởi mở bởi diễn đàn cũng là dịp kết bạn, học hỏi từ sinh viên các nước - Ảnh: VŨ THỦY
Mazhafizah trong trang phục truyền thống của Malaysia trong các hoạt động. Cô hài lòng khi sắp trồng đủ năm cây con - Ảnh: VŨ THỦY
Khu đất trống này không lâu nữa sẽ được phủ một màu xanh mà các bạn trẻ hôm nay đã vun trồng - Ảnh: VŨ THỦY
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận