TTCT - Singapore Airshow là chợ phiên máy bay đứng thứ ba thế giới về quy mô, chỉ sau Farnborough Airshow của Anh và Paris-Le Bourget của Pháp. Nó có đình đám hay không chính là ở doanh số mua bán ký kết được, theo ghi nhận của phóng viên TTCT tại chợ phiên này. Xe bọc thép do ST Engineering sản xuất. Ảnh: Danh ĐứcNăm 2008, tại Singapore Airshow người ta đã ký kết được 16 tỉ USD hợp đồng mua sắm máy bay (13,4 tỉ) và thiết bị, dịch vụ (2,6 tỉ). Con số 16 tỉ USD lớn bao nhiêu, để dễ hình dung có thể so sánh với hợp đồng bán vũ khí 6,4 tỉ USD của Mỹ cho Đài Loan mới đây.Dân sự, vũ khí... Trong thế giới thu nhỏ toàn những nhà sản xuất, cung cấp máy bay (nhất là máy bay chiến đấu) và vũ khí (từ súng trường đến tên lửa các loại) đầy rẫy ở Singapore Airshow, cảm nhận đầu tiên là các quý vị thường dân ăn mặc sang trọng kia chính là những người mà nếu không có họ, quân đội không biết lấy gì đánh đấm với nhau! Thật vậy, có nhìn cảnh quý ông mặc bộ vest thanh lịch, quý cô yểu điệu thục nữ giải thích các hệ thống vũ khí của máy bay, hệ thống quan sát chiến trường... cho các sĩ quan tham mưu lon đeo đầy cầu vai mới nhớ ra trong thế giới kim tiền chiến tranh không do các tướng tá quyết định mà là giới dân sự.Cách nay 35 năm, khi chiến tranh Việt Nam còn nóng hổi, báo chí đã nói bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara là người của hãng súng trường này (Colt), hãng máy bay chiến đấu nọ (McDonnell Douglas), hãng xe vận tải kia (General Motors)... đang được sử dụng ở Việt Nam. Cách đây gần chục năm, người ta đã nói ông bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld là người của hãng dầu này, hãng dầu nọ (cũng như các ông tổng thống Bush cùng ông phó Cheney) nên mới có cho bằng được cuộc chiến tranh giải phóng Iraq cùng các mỏ dầu nước này. Ngày nay tại Singapore Airshow, người ta nói chính Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates mới là người quyết định chương trình chiến đấu cơ F-35 thay cho thế hệ chiến đấu cơ F-16 chứ không phải Tổng thống Barack Obama, “chủ tài khoản” ngân sách quốc phòng Mỹ. Nếu nhớ Bộ trưởng Quốc phòng Gates không phải do Tổng thống Obama chọn để bổ nhiệm, mà là do cựu tổng thống Bush chọn, bổ nhiệm và giao lại cho ông Obama lưu dụng thì càng hiểu hơn vai trò của các tập đoàn công nghiệp quốc phòng trong đời sống chính trị các nước tư bản! Tại sao mọi Chính phủ Mỹ đều phải chiều chuộng các tập đoàn công nghiệp quốc phòng? Đơn giản vì công nghiệp quốc phòng Mỹ phải luôn đi trước thiên hạ để phát minh, chế tạo và sản xuất các thế hệ vũ khí mới thay cho lớp các vũ khí mà đối phương và cả đồng minh nay (có thể) đã giải mã được. Thành ra đảng con voi hay đảng con lừa cũng không bằng “đảng vũ khí”. Và ông Gates ở lại là để tiếp tục đeo đuổi các dự án này. Một năm sau khi lên cầm quyền, ông Obama chưa cách chức (được) ai thì Bộ trưởng Gates lưu nhiệm đã cách chức trung tướng David Heinz, người phụ trách chương trình chiến đấu cơ F-35, vì “gây trễ nải trong sản xuất và tăng chi phí sản xuất”! Còn chuyện “đánh đấm”, chiến lược, chiến thuật thì nhường cho các tướng lĩnh thuộc bộ chỉ huy liên quân. Cũng như ra trận đổ máu thì do các quân nhân chuyên nghiệp tình nguyện ký hợp đồng “ra trận sống chết”, chứ không còn chế độ quân dịch để rồi chết trận lại khóc lóc, phản chiến rối rắm phức tạp như thời chiến tranh Việt Nam!Khách tham quan chiếc F-35. Ảnh: Danh Đức... Và chiến tranhThật ra, ở các nước khác có nền công nghiệp quốc phòng phát triển và nền kinh tế phong phú cũng thế. Từ rất lâu các bộ trưởng quốc phòng không còn là các tướng lĩnh, mà là những “bộ óc” dân sự từng kinh qua các học viện quốc phòng... Chính quan chức dân sự trong các bộ quốc phòng và viên chức các hãng chế tạo và sản xuất mới là những người hoạch định tương lai chiến tranh sẽ như thế nào. Trong thời gian sau này, khi các khái niệm “quân đội ở yên trong doanh trại” và “quân đội bảo vệ đất nước” đã trở thành phổ biến thì các quân nhân, kể cả các đại tướng bốn sao, cũng chỉ là những người thừa hành. Sự phân nhiệm trong các xã hội ấy rất rõ rệt. Đừng lấy làm lạ tại sao đã và đang có rất nhiều nữ bộ trưởng quốc phòng dân sự không chỉ ở những nước giàu có như bà Yuriko Koike ở Nhật, bà Grete Faremo tại Na Uy, bà Michèle Alliot-Marie ở Pháp... mà cả ở những nước như Ấn Độ, Nepal, Chile, Dominica, Sri Lanka...Thành ra, cả chủ gian hàng lẫn khách - thương mại, hơn 112.000 người từ khắp thế giới, đến với Singapore Airshow hầu hết đều là dân sự, kể cả gian hàng của không quân hoàng gia Anh. Các hội thảo cũng đầy các nhà thuyết trình và khách dân sự tham dự.Thí dụ SingaporeSingapore Airshow không chỉ là một chợ phiên máy bay mà còn là một chợ vũ khí. Nổi đình nổi đám ở đây là các gian hàng của Tập đoàn ST Engineering của Singapore. Đập vào mắt người xem đầu tiên là các loại vũ khí. Làm thế nào một nước chỉ có hơn 3 triệu dân, quân đội thường trực 70.000 người, cộng 300.000 quân nhân dự bị lại có thể có được cho mình một công nghiệp quốc phòng đủ sức sản xuất từ súng tiểu liên SAR 21 có ống ngắm laser, súng phóng lựu CIS 40mm (giống kiểu M-79 của Mỹ), đại liên CIS 50... và đạn 7,62mm thường dùng? Làm thế nào ngày nay họ xuất khẩu cả tiểu đỉnh không người lái, xe bọc thép, tàu tuần tiễu phóng tên lửa...?Phải chăng khi đề ra kế hoạch sản xuất vũ khí họ không chỉ nhằm mục tiêu “cho có với người ta” mà là để nhắm tới xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nguồn chi cho ngân sách quốc phòng? Tại chợ phiên năm nay, ST Engineering vừa bán được 20,9 triệu USD hải pháo L70 tự động dò mục tiêu và khai hỏa bằng điện cho hải quân Brazil. Trong ban giám đốc 12 người của họ, chỉ có hai người thuộc quân đội.Chiếc T-50 của Hàn Quốc bay biểu diễn với vận tốc siêu thanh. Ảnh: ReutersKAI T-50 thư hùng M-346Cái đinh của Singapore Airshow 2010 là máy bay huấn luyện chiến đấu. Trên bầu trời căn cứ không quân Changi, mỗi trưa đều diễn ra cuộc so tài giữa hai máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 của Hàn Quốc và M-346 của Ý. Mỗi hãng cử một phi công chuyên gia nhào lộn trên không bay solo. Mục tiêu là một cái bè thả trên sông, từ trên cao bay cắm mũi xuống đến cao độ 200m, cách mục tiêu một khoảng cách tự tính toán lấy thì dùng hết tốc lực cất cánh lên như đã thả bom xong rồi lộn nhào cả chục vòng như để tránh pháo cao xạ. Cứ thế mỗi phi công ra sức biểu diễn tất cả khả năng của chiếc máy bay mình lái. Muốn đổ nhào thật chúi, anh ta phải chịu đựng lực gia tốc đến 7, 8 lần (G7), theo lời của bình luận viên trực tiếp. Phải vận công cơ tim và hệ thống tiền đình khi lộn nhào cả chục vòng, ngửa bụng lên trời rồi lật lưng lên... Có tin không quân Singapore nghiêng về chiếc T-50 và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng thế, sau khi năm ngoái quốc gia vùng Vịnh này ký bản ghi nhớ với chiếc M-346 của Ý. Viên phi công của chiếc T-50 biểu diễn màn vượt bức tường âm thanh ngay trên mục tiêu như để khoe rằng chiếc máy bay huấn luyện của Hàn Quốc có vận tốc siêu thanh chứ không dưới vận tốc âm thanh như M-346 của Ý. Nhân viên bán hàng của Hãng KAI (Korea Aerospace Industries, Ltd.) tự hào nhắc đến chi tiết này. Tags: SingaporeVũ khíAirshowMáy bay chiến đấu
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.