Theo trang Live Science, NASA đã quan sát thấy một siêu lỗ đen hướng tia năng lượng cực cao của nó thẳng về phía Trái đất.
Dù đáng sợ, nhưng sự kiện vũ trụ này xảy ra cách chúng ta khoảng 400 triệu năm ánh sáng, một khoảng cách rất an toàn.
Sụ kiện trên gọi là blazar. Blazar là một loại thiên hà được một lỗ đen khổng lồ cung cấp năng lượng và nằm trong số những vật thể sáng nhất, giàu năng lượng nhất trên bầu trời.
Blazar này ẩn nấp trong chòm sao Đại Hùng và được đặt tên là Markarian 421. Nó có thể trải dài trong không gian hàng triệu năm ánh sáng, nhưng cơ chế khởi động của nó vẫn chưa được hiểu rõ.
Tuy nhiên, những khám phá mới xung quanh Markarian 421 có thể làm sáng tỏ hiện tượng vũ trụ cực đoan này.
Hệ thống thăm dò hình ảnh phân cực tia X (IXPE) của NASA, được phóng vào tháng 12-2021, đã quan sát thấy sự kiện blazar này.
Laura Di Gesu - nhà vật lý thiên văn của Cơ quan Vũ trụ Ý và là nhà nghiên cứu chính đằng sau khám phá này - cho biết sự phân cực của dòng tia do Markarian 421 bắn ra khiến từ trường của các tia năng lượng có cấu trúc xoắn và đang quay như một nút chai. Đây là hiện tượng lạ đối với các nhà thiên văn học.
Các tia từ blazar bắn ra được tăng thêm độ sáng vì chúng hướng về phía Trái đất và các bước sóng ánh sáng Mặt trời khiến các tia của chúng "chụm lại", làm tăng cả tần số và năng lượng.
Đồng tác giả nghiên cứu và là nhà vật lý của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Herman Marshal, cho biết hệ thống IXPE của NASA đã giúp vén màn bí mật về những vật thể sáng lấp lánh trên bầu trời: chúng có thể là hành tinh, siêu tân tinh hoặc một thiên hà như Markarian 421.
Nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận