Hình ảnh khối u vú ở một bệnh nhân nữ trẻ tuổi, chưa lập gia đình. Việt Nam đang đứng thứ 99/185 nước được khảo sát về số mắc ung thư - Ảnh: BVCC
Trao đổi với báo chí sáng 20-7, nhân hội thảo về do Trường ĐH Y Hà Nội và tạp chí VietTimes tổ chức, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội Tạ Thành Văn cho biết các nhà khoa học của trường đang chuẩn bị cùng đối tác Nhật Bản nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
Theo ông Văn, thoạt nghe có thể nhiều người thấy lạ với cụm từ vắcxin điều trị bởi vắcxin gắn với dự phòng.
"Tại Nhật Bản, đã có những bệnh viện đang thực nghiệm trong khuôn khổ của bệnh viện mình và đã có những hiệu quả với một số nhóm bệnh ung thư. Chúng tôi cũng đi theo phương án này" - ông Văn cho biết.
Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy kháng nguyên từ chính khối u của bệnh nhân, tách chiết rồi truyền trở lại cho người bệnh nhằm mục đích tạo ra kháng thể chống lại chính bệnh ung thư ở người bệnh đó.
Ông Văn nói ông và lãnh đạo trường coi dự án này là một nghiên cứu trọng điểm trong chuỗi các hoạt động nhằm phòng chống bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, cuối năm 2019, đề tài nghiên cứu về gen trị liệu hỗ trợ điều trị ung thư thực hiện tại Trường ĐH Y Hà Nội sẽ hoàn tất để báo cáo Bộ Y tế trước khi đưa ra ứng dụng rộng rãi.
Theo ông Văn, ứng dụng gen trị liệu hỗ trợ điều trị ung thư đã cho những kết quả đáng khích lệ về thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận