Phóng to |
Ông Trần Thanh Trung, phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang |
Loạn thu phí ở Tiền Giang Loạn thu phí ở Tiền Giang: "kháng lệnh", tiếp tục thu tiền trái qui định"Loạn thu phí” vẫn tồn tại
* Theo phản ảnh của người dân thì chẳng những các huyện không chấm dứt, không xử lý việc “loạn" thu phí, không báo cáo UBND mà vẫn tiếp tục tổ chức thu như không có chuyện gì xảy ra. Ông có biết chuyện này không?
- Tôi biết rất rõ. Trong quá trình đi công tác ở cơ sở, tiếp xúc với dân, có nghe phản ảnh như vậy. Một mặt tôi chỉ đạo trong các cuộc họp có lãnh đạo UBND các huyện dự là phải kiểm tra, chấn chỉnh tình hình thu không đúng qui định như người dân và báo chí đã phản ánh. Mặt khác, UBND tỉnh cũng có văn bản nhắc nhở như đã nêu. Chờ sau khi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo thì UBND tỉnh sẽ xem xét xử lý.
* Mới đây người dân ở xã Bình Phan (huyện Chợ Gạo) và một số địa phương khác phản ảnh xã ép dân nộp “tiền đầu công”, nếu không nộp sẽ không chứng thực giấy tờ. Còn tại xã Long Bình Điền (cũng huyện Chợ Gạo) thì vận động các cơ sở kinh doanh nộp thêm nửa tháng tiền thuế/năm… Mặc dù biết địa phương làm sai nhưng không biết phải phản ánh ở đâu vì ngay cả chỉ đạo của UBND tỉnh mà họ cũng phớt lờ?
- Tỉnh đã thành lập bộ phận thường trực triển khai thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí. Thành viên bộ phận này là lãnh đạo Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước. Nếu chính quyền cấp xã, huyện trong tỉnh chỉ đạo, tổ chức thu phí, lệ phí và các khoản vận động đóng góp tự nguyện không đúng qui định thì người dân có thể phản ảnh về Sở Tài chính để xem xét, giải quyết hoặc tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh giải quyết. Số điện thoại tiếp nhận phản ánh tại Sở Tài chính là 073 872795.
* Thời gian gần đây lãnh đạo một số ngành, địa phương công khai nói rằng dư luận báo chí phản ánh tình hình “loạn” thu phí ở Tiền Giang như vậy là sai, làm địa phương không thu được tiền, làm chậm tiến độ các công trình theo nghị quyết đề ra. Có phải các địa phương làm đúng, còn báo chí phản ánh không chính xác, thưa ông?
- Từ năm 2004-2007 phần lớn các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ngày 1-11-2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 24/2007/CT-TTg nêu rõ việc vận động phải mang tính chất tự nguyện, không được áp đặt tỉ lệ đóng góp giữa nhân dân và Nhà nước. Tuy nhiên từ đó đến nay có một số địa phương chưa thực hiện đúng nội dung chỉ thị này, cũng như chỉ đạo của UBND tỉnh. Do vậy, UBND tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra để chấn chỉnh tại những nơi làm chưa đúng.
Phóng to |
Một phiếu thông báo nộp các khoản thu năm 2007 của một xã ở Sóc Trăng. Thông báo có câu: “Yêu cầu ông (bà) nộp đủ theo thời hạn trên. Nếu không chấp hành sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật” - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ |
- Có thể chính quyền một số địa phương trong tỉnh chưa quán triệt đầy đủ các qui định của trung ương và của tỉnh trong vấn đề thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện, nên khi tổ chức thực hiện có nơi, có lúc còn sai phạm. Cũng có thể do UBND tỉnh chưa thật kiên quyết xử lý kỷ luật thích đáng đối với các cá nhân, đơn vị, địa phương làm sai.
Tới đây, nơi nào, cá nhân nào làm sai thì UBND tỉnh sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. Trước mắt tôi đã yêu cầu chủ tịch tám huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công viết kiểm điểm rồi.
* Thưa ông, người dân Tiền Giang hi vọng gì về sự quyết tâm chấn chỉnh tình trạng “loạn” thu phí của UBND tỉnh lần này?
- Chúng tôi xác định việc chấn chỉnh tình trạng thu vận động đóng góp không đúng qui định, nhất là đối với người dân nghèo, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Tôi nghĩ lần chỉ đạo này của UBND tỉnh sẽ có hiệu quả, sẽ sớm chấm dứt tình trạng thu không đúng mà người dân và báo chí đã phản ánh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận