Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về chiếc ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng bị cán phải đinh và vỡ lốp ở đoạn từ cầu số B-43 đến km 29+844 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Khi gọi cứu hộ khẩn cấp theo số 1900 69 89 niêm yết trên đường cao tốc thì được trả lời tiền công thay lốp là 800 ngàn đồng. Không đồng ý với tiền công quá cao, những người đi chiếc xe trên đã tự thay lốp.
Ông Tú cho biết đã kiểm tra băng các cuộc gọi cứu hộ nhưng không ghi nhận được nội dung cuộc gọi thay lốp với tiền công như trên. Đơn vị quản lý đường cao tốc cũng liên lạc với người đăng thông tin trên để xác minh cụ thể hơn nhưng chưa nhận được phản hồi.
Theo ông Tú, hiện nay Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI - chủ đầu tư đường cao tốc ) chưa bố trí đơn vị cứu hộ riêng của chủ đầu tư mà ký hợp đồng với các đơn vị làm dịch vụ cứu hộ để thực hiện cứu hộ trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Khi ký hợp đồng, VIDIFI yêu cầu các đơn vị cứu hộ công bố mức giá dịch vụ cứu hộ. Khi có yêu cầu cứu hộ sẽ kết nối với các đơn vị trên để thỏa thuận cụ thể với lái xe.
“Chúng tôi không bao giờ lợi dụng khách hàng gặp khó khăn trên đường để thu lợi. Chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra các đơn vị cứu hộ, nếu có việc họ đưa ra mức giá quá cao thì sẽ cắt hợp đồng, thay bằng đơn vị khác. Còn nếu ghi nhận được nhân viên của đơn vị quản lý đường cao tốc tự ý đưa ra mức giá cao sẽ bị kỷ luật. Tiến tới, chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị dịch vụ cứu hộ có ký hợp đồng công khai mức giá cụ thể trên từng đoạn tuyến để kiểm soát được giá dịch vụ”, ông Tú nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận