Phóng to |
Theo nhà quản lý, phải giảm tầng nấc trong khâu phân phối sữa cho phù hợp với việc áp trần giá sữa - Ảnh: Th.Đạm |
Thứ nhất là căn cứ vào quyết định thanh tra năm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trong tháng 4 vừa qua. Khi tính toán giá trần, các chi phí không hợp lý trong giá thành đã bị loại bỏ. Thứ hai là diễn biến giá sữa trên thị trường. Cuối cùng là việc tham khảo giá các sản phẩm cùng loại bán trên thị trường các nước trong khu vực.
Trước thông tin một số doanh nghiệp sữa “kêu” sẽ phải ngừng kinh doanh các sản phẩm sữa bị áp giá trần bởi thực hiện chắc chắn là thua lỗ, ông Tuấn cho biết Bộ Tài chính chưa nhận được phản ứng của doanh nghiệp nào về quy định áp giá trần đối với sữa cả. Theo khẳng định của ông Tuấn, mức giá bán buôn đã có tính đến lợi nhuận hợp lý. Còn đối với giá bán lẻ, theo quy định sẽ không cao hơn 15% so với giá bán buôn, ông Tuấn cho rằng các đại lý phân phối, cửa hàng bán lẻ sữa phải cắt giảm, tiết kiệm chi phí để có lợi nhuận. “Khâu phân phối phải thu hẹp lại chứ không thể nhiều tầng nấc như hiện nay. Còn nếu giữ như hiện nay, các khâu phân phối sẽ phải chia nhau phần lợi nhuận này” - ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là mặt hàng rất đặc biệt dành cho đối tượng đặc biệt trong xã hội. Do vậy, mục đích của quy định giá trần là nhằm đảm bảo quyền lợi cho trẻ em. Bên cạnh đó, quy định này sẽ góp phần điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mặt bằng thị trường. Ngoài quy định giá trần đối với 25 sản phẩm sữa, ông Tuấn tiết lộ thêm rằng trong một vài ngày tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành quy định hướng dẫn cụ thể đối với tất cả sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi đang có bán trên thị trường. Trên tinh thần giá bán tất cả mặt hàng sữa dành cho trẻ sẽ bị siết chặt.
Đại lý sữa lo lắng Ngay sau khi Bộ Tài chính công bố giá trần đối với 25 sản phẩm sữa, theo ghi nhận thị trường, nhiều người tiêu dùng bày tỏ vui mừng và chờ đợi ngày giá sữa giảm. Chị Ngọc (Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội) chia sẻ đúng ra biện pháp này phải làm từ lâu rồi để ngăn chặn việc các doanh nghiệp sữa móc túi người tiêu dùng. “Nhưng muộn còn hơn không. Hi vọng qua lần này, giá sữa sẽ không tăng đều đều như bao năm qua nữa” - chị Ngọc nói. Trong khi đó, nhiều cửa hàng sữa lo lắng không đẩy hết hàng trước thời điểm áp dụng. Chỉ vào hàng trăm lon sữa đang được bày bán tại cửa hàng, bà Huyền, chủ cửa hàng trên phố Hàng Buồm (Hà Nội), cho rằng nếu không bán hết đến ngày 20-6, cửa hàng bà cầm chắc thua lỗ khi bán theo giá mới, do giá nhập từ các tổng đại lý đã cao hơn 20.000-50.000 đồng so với giá bán lẻ mà Bộ Tài chính quy định, tiền cũng đã thanh toán trước. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận