05/06/2015 17:54 GMT+7

Sẽ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ đồng

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TTO - Thông tin này được Chánh an TAND tối cao Trương Hòa Bình khẳng định tại Quốc hội và ông Chấn đã đồng ý nhận số tiền này.

Ông Chấn nhận quyết định đình chỉ điều tra do Cơ quan CSĐT Bộ Công an trao - Tư liệu Tuổi Trẻ

Đang chờ giám đốc thẩm vụ bồi thường oan sai gần 22 tỷ đồng

Ông Trương Hòa Bình cũng thông tin hai vụ bồi thường khác mà theo ông là quan trọng, đó là vụ ông Phan Văn Lá  ở ấp 8, xã Vĩnh Công, Châu Thành, Long An, (nhân vật trong bài “” đã được bồi thường 470 triệu và tổ chức xin lỗi ông này.

Và vụ của ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình bị tù oan 13 năm, án sơ thẩm đã đồng ý bồi thường gần 22 tỷ đồng, tuy nhiên tòa phúc thẩm đã bác yêu cầu và hiện nay đang chờ giám đốc thẩm.

Ông Trương Hòa Bình khẳng định: “Việc để xảy ra oan sai là không thể chấp nhận được, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tố tụng, tư pháp và ảnh hưởng đến nền công lý của nước nhà. Đây là vấn đề liên quan đến quyền tự do công dân, quyền con người, quyền được sống nên chúng ta phải giải quyết một cách triệt để”.

Chánh án TAND tối cao nhất trí nguyên nhân gây ra oan sai mà các đại biểu đã nêu. Theo ông, việc xét xử các vụ án hình sự chủ yếu thực hiện theo mô hình xét hỏi dẫn đến hội đồng xét xử phụ thuộc phần lớn vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thu thập.

“Một số trường hợp đánh giá hồ sơ vụ án chưa kỹ, chưa thấu đáo nên việc tranh tụng chưa thật sự được quan tâm, chưa phát huy hết vai trò những người tham gia tranh tụng, đặc biệt vai trò của luật sư.” - ông Trương Hòa Bình thẳng thắn.

Viện trưởng VKSND tối cao xin lỗi những người bị oan

Quyền con người được đặt lên hàng đầu

Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết các biện pháp cưỡng chế tố tụng ảnh hưởng đến quyền con người đều phải được điều chỉnh bằng  luật.. 

Pháp luật gồm cả thông tư nghị định, nghị quyết nhưng luật thì chỉ có Quốc hội thông qua và ban hành.

Và những biện pháp cưỡng chế tố tụng ảnh hưởng đến quyền con người đều phải quy định bằng luật.

Ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi sắp tới chắc chắn sẽ có những điều khoản quy định chặt chẽ vấn đề này. 

“Là một lãnh đạo ngành, tôi xin lỗi những người bị oan trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hạn chế thấp nhất tình trạng oan sai” - ông Nguyễn Hòa Bình đã nói như vậy tại Quốc hội chiều 5-6.

Đây là lời xin lỗi chính thức đầu tiên trước Quốc hội của lãnh đạo một cơ quan tố tụng về vấn đề oan sai gây bức xúc trong nhân dân thời gian vừa qua.

Với thái độ chân thành, ông Nguyễn Hòa Bình nói tiếp: “Dẫu còn một vụ oan thì chúng tôi cũng đau như người dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng, làm mọi cách để giảm oan sai” .

Viện trưởng VKSND tối cao khẳng định những giải pháp, kiểm soát nội bộ, kiểm soát chéo được tăng cường để giảm oan sai.

Ông Nguyễn Hòa Bình cũng nói cơ quan tố tụng không bao che cho cán bộ trong ngành khi xảy ra oan sai. Thực tế đã khởi tố nhiều cán bộ tư pháp, kể cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. “Rất nghiêm túc không có bao che xử nhẹ gì cả” - ông Bình nói.

Ông Nguyễn Hòa Bình cũng mong muốn đại biểu chia sẻ một vấn để là cán bộ làm hàng chục nghìn vụ án chưa chắc đã có thành tích nhưng làm oan một vụ chắc chắn bị xử lý.

“Cho nên việc này chúng tôi đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết, giải pháp để hạn chế oan sai. Thậm chí có những giải pháp cho đến giờ này với hiểu biết của tôi là lần đầu tiên trên thế giới” - ông Nguyễn Hòa Bình nói.

“Ví dụ giải pháp nối mạng giữa phòng xét xử với phòng làm việc của viện trưởng VKSND cấp tỉnh để nắm rõ diễn biến đánh giá chất lượng tranh tụng. Do đó chất lượng tranh tụng nâng lên rõ. Hoặc nối các phòng tranh tụng với các giảng đường trường luật để sinh viên theo dõi ngay từ đầu” - ông Bình nêu.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ngày 15-8-2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Hoan.

Ông Nguyễn Thanh Chấn bị xác định là nghi can gây án, sau đó bị khởi tố, bắt giam rồi đưa ra tòa xét xử về tội giết người.

Dù ông và gia đình luôn kêu oan nhưng cả hai cấp tòa: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (xử sơ thẩm) và Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội (xử phúc thẩm) đều buộc ông là hung thủ giết bà Hoan, xử ông mức án tù chung thân.

Sáng 4-11-2013, khi đang là phạm nhân thi hành bản án tù chung thân về tội giết người tại Trại giam Vĩnh Quang (Tổng cục VIII, Bộ Công an), ông Chấn được mời đến để nghe Viện KSND tối cao công bố quyết định kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông.

Ngày 25-1-2014, tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Cơ quan CSĐT Bộ Công an trao quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Chấn. Ông chính thức được cơ quan tố tụng xác định đã bị oan sai trong vụ án mạng của bà Nguyễn Thị Hoan.

Được minh oan, ông Chấn đã làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao bồi thường hơn 9,3 tỉ đồng.

Quá trình điều tra xác định nghi can đã giết hại bà Hoan là Lý Nguyễn Chung (ngụ cùng thôn Me). Tháng 5-2015, Viện KSND Tối cao đã quyết định truy tố Lý Nguyễn Chung ra xét xử về tội tội “giết người”, “cướp tài sản.

 

VIỄN SỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên