27/09/2024 16:04 GMT+7

Sau lũ, thủ phủ vải thiều vàng cháy, cây cối chết khô

Sau nhiều ngày chìm trong nước lũ, người dân ở Bắc Giang buộc phải chặt bỏ hàng vạn cây vải thiều, cây cam, cây táo chết khô.

Sau lũ, thủ phủ vải thiều vàng cháy, cây cối chết khô - Ảnh 1.

Giữa trời nắng, ông Diệp Văn Gióng, thôn Đồng Trắng, xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, tranh thủ thăm đồng, khoanh vùng cây vải thiều chết khô - Ảnh: HÀ QUÂN

Tuổi Trẻ Online ghi nhận sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, nhiều người dân vùng trồng vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang bắt đầu dọn dẹp, chặt bỏ cây chết khô hoặc tìm thuê người xới đất bị phù sa bám chặt để làm lại vườn cây.

Thủ phủ vải thiều vàng cháy, cây cối chết khô sau bão số 3 - Video: HÀ QUÂN

Lớn lên cùng cây vải, anh Trương Văn Dựng, bí thư thôn Đồng Trắng, xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, không khỏi nuối tiếc khi hàng nghìn cây vải tại thôn có nguy cơ mất trắng sau nhiều ngày ngâm nước, thối rễ, rụng lá.

Nhớ lại tầm này năm ngoái, anh chuẩn bị khoanh vùng hoa, chăm lộc để cây chóng đậu quả. “Tôi đếm sơ bộ cả trăm cây chết hoàn toàn, những cây còn lại thì thoi thóp, cứu được cây nào thì cứu”, anh Dựng buồn rầu.

Sau lũ, thủ phủ vải thiều vàng cháy, cây cối chết khô - Ảnh 2.

Anh Trương Văn Dựng (trái) xót xa trước vườn vải thiều chết khô

Không chỉ cây vải thiều, anh Dựng còn thiệt hại hàng trăm cây táo. "Tôi chỉ mong được cơ quan ban ngành hỗ trợ trồng lại cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…", anh Dựng chia sẻ.

Theo bà con, cây vải muốn cho quả ổn định phải mất tới 5 năm trời, còn cây táo nhanh cũng phải 1,5-2 năm. Giờ họ chỉ biết chờ trời nắng ráo hẳn rồi thuê người, thuê máy móc đánh bỏ cây chết và trồng lại vụ mới. 

Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 3.
Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 4.
Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 5.
Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 6.

Người nông dân xót xa nhìn những gốc vải có tuổi đời nhiều năm bị chết 

Không chỉ nhà anh Dựng, cả thôn Đồng Trắng còn tới hơn 120 hộ bị thiệt hại do lũ lớn, chỉ vài hộ ở đồi cao thoát nạn. 

Cây vải thiều, u hồng, theo lời bà con, là cây xóa đói giảm nghèo, giúp bà con xây nhà, mua xe, dựng vợ gả chồng cho con gái.

Ông Diệp Văn Gióng, thôn Đồng Trắng, xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, kể năm nay lũ lớn cả tuần nước mới rút. Nhìn xuống vườn vải thiều bị ngập lòng đau như cắt.

Ông Gióng chỉ mong Nhà nước hỗ trợ giống cây vải, cây bưởi, cây cam.

Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 7.
Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 8.
Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 9.
Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 10.

Không chỉ cây vải thiều, nhiều loại cây như cam, bưởi, táo, ổi úng chết sau khi nước rút 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo UBND xã Mỹ An, Lục Ngạn cho biết cả xã có gần 1.600 hộ sống nhờ cây vải, cây cam, cây bưởi...

Theo UBND huyện Lục Ngạn, thiệt hại về nông nghiệp hơn 1.600 tỉ đồng. Trong đó, cây ăn quả chủ lực như vải thiệt hại khoảng 469ha. 

Sau lũ, thủ phủ vải thiều 'khoác' áo vàng úa, cây cối chết khô - Ảnh 14.Thủ phủ vải thiều Bắc Giang ngập trong biển nước

Thủ phủ vải thiều Lục Ngạn và các huyện phụ cận như Lục Nam, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang chịu ảnh hưởng lớn của mưa to do hoàn lưu bão Yagi khiến nhiều nơi bị chia cắt, cô lập.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên