Xe
11/05/2024 14:34 GMT+7

Sau bê bối Daihatsu, các hãng xe Nhật Bản đều bị kiểm tra

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã bắt đầu một cuộc điều tra rộng rãi về việc tự chứng nhận trong ngành công nghiệp ô tô, tránh tái diễn các vụ việc như ở Daihatsu.

Các chuyên gia của Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản tiến hành thử nghiệm va chạm tại nhà máy của Daihatsu Motor ở quận Shiga vào ngày 15-1-2024 - Ảnh: Nikkei Asia

Các chuyên gia của Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản tiến hành thử nghiệm va chạm tại nhà máy của Daihatsu Motor ở quận Shiga vào ngày 15-1-2024 - Ảnh: Nikkei Asia

Theo tờ báo địa phương Nikkan Jidosha Shimbun, sau những gì xảy ra ở Daihatsu và Hino, Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản đã bắt đầu cuộc điều tra để xác định xem liệu các hãng xe có tuân thủ các quy định về "tự chứng nhận" hay không.

Tự chứng nhận là hình thức nhà sản xuất tự khai báo và cam kết về xuất xứ, chất lượng của sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Thông báo này được đưa ra chưa đầy sáu tháng sau khi Toyota thừa nhận đã tìm thấy "sự không nhất quán" trong chương trình thử nghiệm động cơ, buộc hãng phải tạm thời đình chỉ sản xuất và xuất xưởng một số mẫu xe.

Phải đến cuối tháng 2-2024, cơ quan chức năng mới dỡ bỏ lệnh tạm dừng vận chuyển sau khi xác minh độ an toàn và chất lượng của các mẫu xe.

Daihatsu đã được nối lại hoạt động của tất cả các nhà máy ở Nhật Bản vào ngày 7-5, hơn 4 tháng sau khi hãng ngừng hoạt động sản xuất trong nước - Ảnh: Reuters

Daihatsu đã được nối lại hoạt động của tất cả các nhà máy ở Nhật Bản vào ngày 7-5, hơn 4 tháng sau khi hãng ngừng hoạt động sản xuất trong nước - Ảnh: Reuters

Trước đó, thương hiệu ô tô cỡ nhỏ Daihatsu thuộc Toyota còn bị phát hiện gian lận trong các bài kiểm tra an toàn phương tiện. Còn năm 2022, Hino - thương hiệu con về xe tải của Toyota - thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu trong các bài kiểm tra động cơ.

Vụ bê bối đã dẫn đến cả Toyota và các công ty con đưa ra lời xin lỗi chính thức.

Trước những sự kiện này, Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ xem xét kỹ hơn các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các chứng nhận nội bộ, nhằm loại bỏ các trường hợp tương tự.

Cũng từ vụ việc trên, người ta đặt câu hỏi liệu đây có phải một "bê bối chấn động lịch sử" khác, tương tự bê bối gian lận khí thải của Volkswagen hay không?

Theo Carbuzz, "tự chứng nhận không chính xác" không nghiêm trọng đến thế. Bởi vụ ở Volkswagen bị phát hiện là cố tình tạo ra các thiết bị để gian lận. Trong khi đó, vụ việc ở Daihatsu và Hino nằm ở mặt "thủ tục" nhiều hơn.

Sau khi lên tiếng xin lỗi, CEO Toyota Koji Sato cho biết: Ban lãnh đạo đã chưa hiểu đúng về "chứng nhận" và "giao tiếp phù hợp là rất quan trọng", đề cập đến yếu tố "con người" và "sự thấu hiểu" chưa được đảm bảo theo quy trình làm việc vốn có. 

Chủ tịch hội đồng quản trị Akio Toyoda cũng bày tỏ sự buồn bã khi khiến dư luận thất vọng.

Có thể nói, những thất bại trong việc tự chứng nhận ở Toyota nằm ở việc ban lãnh đạo đã không nắm rõ vấn đề bên dưới.

Ngay sau khi phát hiện, lãnh đạo hãng cũng cho thấy nỗ lực giải quyết vấn đề, tái cơ cấu bộ phận quản lý để không tái diễn các vụ việc nêu trên.

Hiểu đúng vụ bê bối của Daihatsu: Quan hệ sao với Toyota, chuyện gì đã xảy ra?Hiểu đúng vụ bê bối của Daihatsu: Quan hệ sao với Toyota, chuyện gì đã xảy ra?

Daihatsu là đơn vị quan trọng trong chiến lược của Toyota ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, bê bối gian lận thử nghiệm an toàn đặt ra câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra với Daihatsu - một trong những nhà sản xuất động cơ đốt trong lâu đời nhất Nhật Bản?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên