Hội nghị do Ban Tuyên giáo trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam cùng tổ chức.
Trước đó, Ban Bí thư có thông báo kết luận số 19 ghi nhận những chuyển biến tích cực của hoạt động xuất bản, đồng thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại của xuất bản nước nhà.
Cụ thể, xuất bản chưa đạt chỉ tiêu về số lượng bản sách/người/năm như chỉ thị 42 đề ra; số tác phẩm có giá trị chiếm tỉ lệ chưa cao; năng lực, quy mô, trình độ của các nhà xuất bản còn hạn chế; công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về xuất bản trên một số mặt chưa hiệu quả...
Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng điểm chung là các cơ quan chỉ đạo, quản lý chưa có giải pháp phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất bản.
Ban Bí thư yêu cầu rà soát sắp xếp lại hệ thống các nhà xuất bản; quy hoạch lại mạng lưới phát hành sách; xây dựng các đề án: chương trình sách quốc gia, phát triển xuất bản điện tử, quảng bá sách Việt Nam ra nước ngoài...
Đường sách TP.HCM là mô hình được đề nghị nhân rộng - Ảnh: tư liệu |
Các cơ quan chủ quản các nhà xuất bản cũng được yêu cầu phải bổ sung vốn, đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm điều kiện hoạt động cho nhà xuất bản.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng nên nhân rộng mô hình Đường sách tại TP.HCM để phát triển văn hóa đọc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận