Hai triệu bệnh nhân có thể sẽ nhìn thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Tại Pháp, khoảng bốn triệu bệnh nhân vướng phải căn bệnh hen suyễn, và trong một nửa trường hợp đó, họ phải gánh chịu đau đớn vì căn bệnh này.
Đối với các bệnh nhân, các cơn khủng hoảng được kích hoạt bằng dị nguyên đường hít. Nhằm chống lại căn bệnh hen suyễn này, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Pháp, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia (CNRS) và Đại học Toulouse II; Paul Sabatier trực thuộc phòng nghiên cứu Viện Pasteur, cũng như Công ty NEOVACS đã nghiên cứu một loại vắc xin mới. Kết quả đã được công bố trên tạp chí khoa học Allergy.
Trong những ca mắc bệnh hen suyễn, sự phơi nhiễm của ve bụi nhà trong đường mũi họng phóng thích một loạt kháng thể với Globulin miễn dịch E (IgE) và các protein Cytokin type 2.
“Hiện tượng này kích hoạt một thác đồ phản ứng dẫn đến sự phản ứng quá mức với dị nguyên tại đường họng - hô hấp, sản xuất tế bào bạch cầu ái toan tại niêm mạc (ở một mức độ quá cao so với tỉ lệ tế bào ái toan trên tế bào bạch cầu tại đường hầu họng)”, theo lý giải của Viện Nghiên cứu Pháp.
Hiện tại, việc dùng Corticoid đường hít cho phép kiểm soát căn bệnh, chúng không thể giúp ích nhiều cho hen suyễn loại nặng. Ở giai đoạn đó, bệnh nhân được hưởng lợi nhờ vào liệu pháp trúng đích nhắm vào kháng thể IgE hoặc protein IL-4 và IL-13 đường miệng.
Giảm nhẹ triệu chứng
Tuy nhiên thuốc cũng có giới hạn của nó, và phát kiến mới này có khả năng đem lại lợi ích cho cả hen suyễn dạng nặng. Một nghiên cứu mà các nhà khoa học đã làm việc từ nhiều năm nay gợi ý một giải pháp khác.
Nhằm đánh giá hiệu quả của vắc xin này, vô số thí nghiệm và mô hình bệnh hen suyễn từ ve bụi nhà trên chuột được nhân chủng hóa, tức là loài gặm nhấm có gene được thay thế bằng gene người.
“Loại vắc xin phòng hen suyễn cho thấy một tia hy vọng trong việc điều trị dài hạn căn bệnh mãn tính này. Ngoài ra, từ khi có vắc xin nhằm vào các phân tử liên quan tới các dị nguyên khác, ta thấy cả việc giảm triệu chứng cho các bệnh dị ứng từ các dị nguyên khác”, Pierre Bruhns, khoa trị liệu và bệnh lý kháng thể tại Viện Pasteur, trực thuộc cộng đồng Viện Nghiên cứu Pháp, chia sẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận