26/11/2015 20:30 GMT+7

Sao Nam bộ gọi lợn là heo lại có bánh da lợn?

TTO
TTO

TTO - Xung quanh ngôn ngữ của từng vùng miền, một bạn đọc ở miền Tây cắc cớ hỏi: Tại sao Nam bộ gọi lợn là heo, lại có bánh da lợn? Ai biết trả lời giúp?

Bánh da lợn - món ăn phổ biến ở Nam bộ - Ảnh: T.L.

Vậy theo bạn, cách gọi này xuất xứ từ đâu? Sao không gọi là bánh da heo theo cách gọi “lợn” là “heo” của người miền Nam?

Trước đó, với câu hỏi:  trong mục “Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp” đã nhận được hàng loạt câu trả lời của bạn đọc.

Dưới đây là 5 câu trả lời của bạn đọc được nhiều người thích nhất:

1- Bạn đọc Ly Gia Hung với 98 lượt thích qua câu trả lời như sau: "Có nhiều lý do để người ta chạy xe để chân xuống đường, theo bản thân tôi, có những lý do chính sau đây:

Thứ nhất, do chiều cao hạn chế, mà đa số là phụ nữ, họ có chiều cao dưới 1,55m, mà đa số xe hiện nay đều có độ cao yên (trung bình 0,75m đối với xe số và 0,69 đến 0,74m đối với xe tay ga), cộng độ bẹt của yên xe (nhất là xe tay ga) nên gây ra hiện tượng thiếu chân, nên họ thường có xu hướng thả chân xuống để tạo cảm giác thăng bằng. Điều này hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật lái xe, vì thả chân như vậy rất dễ bị các vật sắt nhọn, mấp mô làm tổn thương chân, và khi chạy càng nhanh tác hại càng lớn. Trong thi lấy bằng lái không cho phép chạy xe kiểu này, vì dễ phạm quy là chân chạm đất.

Thứ hai, do đường sá thường kẹt xe, nhất là các thành phố lớn như Hà nội, TP.HCM… Người lái xe thường thả chân xuống để chống chân, nếu xe ai có hệ thống phanh kém thì họ thường thả cả hai chân hoặc thả hai chân để dễ giữ thăng bằng, vì phải nhích xe từng chút một (kẹt xe quá mà!). 

Đây là 2 nguyên nhân chính, cũng từ 2 nguyên nhân trên mà xuất hiện thói quen chạy xe thả chân xuống hoài (rất khó sửa vì là phản xạ có điều kiện được duy trì lâu ngày thành thói quen)

Thứ ba, nguyên nhân phụ là do bắt chước, một số người, nhất là thanh thiếu niên (đa số là nam), không hề thấp về chiều cao, cứ chạy xe “đềpa” tăng tốc kiểu “giật le”, chứng minh mình là “anh hùng xa lộ”. Lâu ngày cũng thành thói quen khó sửa chữa.

Ngoài ra, có thể do phụ nữ mặc váy, sợ váy bay bị “lộ hàng” nên thả chân xuống ngụy trang lại “bảo vệ cấm cung”. Một số người thân hình béo phì hoặc quá cỡ “ngoại hạng”, thân hình không được linh hoạt cũng tham gia vô tình “chạy xe sai kỹ thuật”. Một số vừa chạy xe vừa nghe điện thoại sợ mất thăng bằng cũng thả chân xuống.

Trên đây là vài ý kiến mà tôi quan sát thực tế tại TP.HCM, cảm ơn mọi người đã đọc”.

2- Bạn đọc Trần Dư nhận được 34 lượt thích, xếp thứ 2 với câu trả lời rất đơn giản: “Cho đỡ mỏi tí mà thôi”.

3- Bạn đọc Le Chi xếp thứ 3 với 29 lượt thích cũng bằng câu trả lời rất ngắn gọn: “Để chống đó, sợ té, phản xạ tự nhiên thôi” :)

4- Với 24 lượt thích, bạn đọc Ngochan xếp thứ 4 với câu trả lời: “Để lỡ té xe còn chống chân cho kịp! Với lại di chuyển xe quá chậm cũng là một nguyên nhân”.

5- Cuối cùng, qua kinh nghiệm của bản thân, câu trả lời của ban đọc Huynh Thi Thanh Mai : “Tôi lái xe cũng thả chân xuống đường khi đến những đoạn kẹt xe phải nhích từng chút một như là để giữ thăng bằng, thường thấy đó là những ai đi xe tay ga nên hai chân đều rảnh cả” xếp thứ 5 với 19 lượt thích.

Bạn đọc hỏi, bạn đọc đáp là một góc chia sẻ mới trên trang bạn đọc Tuổi Trẻ Online. 

Với góc chia sẻ này, các bạn có thể gửi tất cả thắc mắc lâu nay của mình, ở mọi vấn đề, đề tài trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như những kiến thức khoa học thường thức, văn hóa nghệ thuật...

Và các bạn bằng kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình cũng thoải mái trả lời những thắc mắc của người khác.

Tuổi Trẻ Online tôn trọng và đăng tải những thắc mắc (hỏi) lẫn trả lời (đáp) chân thành, thuyết phục của các bạn, miễn không xúc phạm người khác. Thân mời bạn tham gia!

 

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên