TTCT - Trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 của Tổng cục TDTT, thể thao VN vẫn “phấn đấu tốp 3 SEA Games” dù cả ba kỳ đại hội gần đây Thể Thao VN đã ổn định trong tốp này. Sao cứ mãi là “tốp 3” khu vực? TTCT - Trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 của Tổng cục TDTT, thể thao VN vẫn “phấn đấu tốp 3 SEA Games” dù cả ba kỳ đại hội gần đây Thể Thao VN đã ổn định trong tốp này. Thắc mắc trên được TTCT chuyển đến trong cuộc trò chuyện với ông NGUYỄN HỒNG MINH, nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao. Ông Minh nói: Ông Nguyễn Hồng Minh (bìa trái) với đội tuyển nhảy cao nữ - Ảnh: Tr.H. - Thứ hạng tại SEA Games không thể hiện rõ trình độ thể thao của mỗi nước. Khi một quốc gia đăng cai SEA Games, họ tìm cách đưa những môn thế mạnh của mình vào chương trình thi đấu để lấy thứ hạng. Đó là lý do vì sao năm 2001 Malaysia chiếm vị trí số 1 khi SEA Games 21 tổ chức ở nước này, năm 2003 VN đứng số 1 toàn đoàn tại SEA Games 22 tổ chức ở VN, năm 2005 Philippines dẫn đầu khi đăng cai SEA Games 23. Hiện tại, vững vàng ở vị trí số 1 với khoảng cách khá xa, theo tôi, chỉ là Thái Lan mà thôi. Còn lại, VN chỉ xấp xỉ Malaysia, Philippines. Vì vậy, tôi cho rằng thể thao VN không nên đặt mục tiêu tại đấu trường SEA Games mà cần xác định xây dựng mục tiêu tại Asiad và đấu trường Olympic. Năm 2006, trong mục tiêu đến Asiad 15 ở Doha, chỉ tiêu mà ông Huỳnh Vĩnh Ái ban đầu giao là chúng ta phải đạt khoảng 6 HCV, nhưng tôi chỉ nhận 3 vì thấy mình không có khả năng. Cuối cùng, đoàn thể thao VN chỉ giành được 3 HCV, 14 HCB và đứng vị trí 19. Trong thi đấu có rất nhiều bất ngờ và quan trọng hơn đó là quá trình chuẩn bị. Nếu ta không có cả một quá trình chuẩn bị từ vài năm đến hàng chục năm mà đặt ra chỉ tiêu thì việc thực hiện là vô cùng khó khăn. Tại SEA Games 2003 trên sân nhà, thể thao VN đứng đầu với số HCV áp đảo, gần gấp đôi đoàn thứ nhì Thái Lan. Hai năm sau tại Philippines, thể thao VN xếp thứ ba sau nước chủ nhà và Thái Lan. Đến 2007 tại Bangkok, thể thao VN xếp thứ nhì, sau chủ nhà Thái Lan. Điều đó cho thấy thể thao VN đã ổn định ở tốp 3 khu vực.* Ông đánh giá thế nào về mục tiêu đứng thứ 12-14 (tức phải đoạt tối thiểu 6-8 HCV) tại Asiad Quảng Châu 2010 trong chiến lược? - Hiện chúng ta có một số niềm hi vọng ở các môn cử tạ, karatedo, wushu, cầu mây, taekwondo... có khả năng giành huy chương tại Asiad Quảng Châu. Tuy nhiên, đó chỉ là có thể, trong thi đấu không có gì đảm bảo những môn đó, những VĐV đó sẽ mang HCV về cho VN. Những người làm chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 chỉ đưa ra mục tiêu chứ không xác định được điều kiện cần có để thực hiện mục tiêu, cần phải làm như thế nào, tập trung vào VĐV nào để đạt được mục tiêu đó thì không nói tới. Do vậy, mục tiêu ở Quảng Châu, theo tôi, khó có thể đạt được. * Liên quan đến chỉ tiêu tại các kỳ Olympic thì sao, thưa ông? - Với mục tiêu Olympic, thể thao VN cần xác định được các nội dung, bộ môn mà trình độ của VN tiếp cận gần nhất đối với trình độ Olympic, không thể chọn bừa môn nào cũng được. Chu kỳ Olympic bốn năm một lần, có VĐV phải chuẩn bị bốn năm, có VĐV phải chuẩn bị mười năm mới có hi vọng đến Olympic. Từ trước tới nay, ta chưa có VĐV nào được tập trung khoảng năm năm để chuẩn bị cho Olympic. Tại Bắc Kinh 2008, chúng ta chủ định tập trung vào ba môn: taekwondo (3 VĐV), cử tạ (2 VĐV), vật tự do nữ (3 VĐV). Chỉ có thế thôi. Vậy mà cuối cùng taekwondo không đạt, Hoàng Anh Tuấn ở cử tạ chuẩn bị chậm, còn vật nữ thì không chuẩn bị gì và không giành được vé đến Olympic. Giờ ta vẫn có một số môn có khả năng giành huy chương tại Olympic London, trong đó cả Hoàng Anh Tuấn mà đến giờ cũng không ai chăm lo cho Tuấn. Taekwondo thì không thấy có hi vọng nào và trình độ ngày càng xa thế giới. Vật nữ có cơ hội tại đấu trường châu lục và thế giới, nhưng ta để lãng phí, không đầu tư. Do vậy, mục tiêu giành huy chương và có khoảng 30 VĐV đoạt vé đến Olympic London là điều không thực tế. Thậm chí khi đặt chỉ tiêu như vậy, những nhà hoạch định không đưa ra một kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Con số 30 VĐV sẽ tham dự Olympic London dựa trên cơ sở nào, là ai, môn nào? Không ai biết. Đây thật sự là điều lo ngại đối với thể thao VN. KHƯƠNG XUÂN thực hiện
Tổng Bí thư: Cần lập 'quỹ nhà ở quốc gia' để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn THÀNH CHUNG 24/02/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đưa môi trường đầu tư kinh doanh phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.
Toàn bộ hội đồng quản trị Rạng Đông xin nghỉ, cả em trai và cháu bà Hồ Kim Thoa BÌNH KHÁNH 24/02/2025 Ông Hồ Đức Lam - chủ tịch HĐQT Rạng Đông Holding - cùng con trai Hồ Đức Dũng và ba thành viên còn lại trong hội đồng quản trị đều vừa nộp đơn từ nhiệm.
Cơm, phở sân bay giá trên trời, lẽ nào đi máy bay phải đem theo cơm nắm, thịt rim? HỒNG PHÚC 24/02/2025 Kết quả doanh thu tăng cao và biên lợi nhuận đáng mơ ước của các công ty khai thác dịch vụ ở sân bay khiến nhiều bạn đọc không ngần ngại chỉ ra sự vô lý của giá cả đang được bán ở sân bay trong nước.
Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ THANH NGUYỄN 24/02/2025 Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, người đồng tình nhưng cũng có người phản đối.