Chủ thể của giáo dục gồm 2 lực lượng: cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục các cấp cùng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các trường và đông đảo đội ngũ giáo viên.
Đổi mới giáo dục phải thực hiện ở toàn bộ lực lượng này, sao chỉ “bắt đầu từ giáo viên” không thôi.
Tôi cho rằng thực trạng của ngành hiện này có phần là do đội ngũ lãnh đạo, quản lý giáo dục các cấp và các trường “quản trị” chưa tốt đối với đội ngũ giáo viên (chủ thể giáo dục) và học sinh (đối tượng giáo dục).
Cụ thể Bộ GD-ĐT cho đến nay chưa xây dựng được bộ tiêu chí định lượng chất lượng về năng lực và phẩm hạnh cho cả 2 lực lượng này.
Trong Bộ đã thiết lập cơ quan có nhiệm vụ chuyên trách giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ của 2 lực lượng này chưa? Để họ tự rèn luyện phấn đấu liên tục và tự đào thải khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Rõ ràng chất lượng giáo dục có mặt sút kém chủ yếu bắt nguồn từ điểm nghẹn này: Do lãnh đạo, quản lý giáo dục ở các cấp và lãnh đạọ trường học “quản trị” chưa tốt đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo viên “quản trị” chưa tốt đối tượng mình giáo dục.
Đó là nguyên nhân chính sâu xa cần thực sự phải đổi mới bắt đầu từ 2 đối tượng này qua tất cả các khâu: đào tạo, tuyển dụng, tổ chức bộ máy quản lý ngành, quản lý trường học và đội ngũ giáo viên trên cở sở mọi tổ chức cá nhân luôn được kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực hiệu quả hoạt động của họ.
Đó là giải pháp căn cơ vừa cấp bách vừa lâu dài để hướng tới một nền giáo dục hiện đại và thật sự hiệu quả để giáo dục đồng hành với sự đổi mới và phát triển của đất nước.
Làm được như thế, cần gì đến việc bỏ biên chế giáo viên như cách đặt vấn đề của Bộ trưởng!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận