Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cam kết đẩy nhanh tiến độ xây dựng, Bộ GTVT đã chính thức khởi công giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào ngày 5/1/2021. Dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 gồm đường cất - hạ cánh dài 4.000 m, rộng 75m, tổng mức đầu tư 109.111,7 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Tác động tích cực đến thị trường Hồ Tràm
Đây sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới mục tiêu xây dựng sân bay quốc tế đạt cấp 4F và trở thành trung tâm trung chuyển của toàn khu vực, phục vụ chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam. Dự án này không chỉ là đầu mối thông thương quan trọng mà còn điểm nhấn thể hiện tầm nhìn chiến lược, đưa quốc gia tăng tốc, hội nhập nhanh hơn. Theo quy hoạch, khi hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025, sân bay có công suất phục vụ khoảng 25 triệu lượt hành khách mỗi năm. Khi hoàn thành cả 3 giai đoạn sẽ đón tới 100 triệu hành khách /năm, trong đó 80% là lượng khách quốc tế.
Ngày 5/1, lễ khởi công xây dựng cảng hành không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm hàng đầu quốc gia, tác động mạnh đến phát triển kinh tế, du lịch vùng, thông tin khởi công sân bay Long Thành nhanh chóng tạo ra sức nóng cho thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng khu vực phía Nam mà hưởng lợi nhiều nhất là BĐS nghỉ dưỡng Hồ Tràm.
Bàn về vai trò của sân bay Long Thành trong việc kích thích phát triển của thị trường du lịch, nghỉ dưỡng, ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nhìn nhận, hàng không và du lịch luôn cần gắn kết để cùng nhau phát triển vì đây là một trong những lĩnh vực vận chuyển nhiều khách du lịch nhất. Năm 2019 có đến 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Việt Nam hiện có 22 sân bay đang hoạt động với tổng công suất khoảng hơn 100 triệu khách/năm và đang trong tình trạng quá tải.
Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài luôn phải khai thác vượt công suất, gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, hạn chế số lượng vận chuyển khách đu lịch và kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Việc đẩy nhanh tiến độ triển khai sân bay Long Thành, cảng hàng không quy mô lớn hàng đầu ĐNA chính là chìa khóa giải bài toán khó cho ngành du lịch, giúp gia tăng lượng du khách đến Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương du lịch có sự kết nối trực tiếp với Long Thành như Phan Thiết, Phú Quốc và Bà Rịa – Vũng Tàu.
"Cú hích" cho bất động sản nghỉ dưỡng
Chỉ cách TP.HCM khoảng 90 phút di chuyển và sân bay Long Thành chưa đến 60 phút lái xe, không ngạc nhiên khi Hồ Tràm trở thành địa phương du lịch được nhìn nhận là hưởng nhiều lợi ích khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động. Hồ Tràm vốn là tâm điểm du lịch rất được ưa chuộng của du khách trong nước và quốc tế, địa phương này được thiên nhiên ưu ái ban tặng 30 km đường bờ biển trải dài cùng bãi cát trắng mịn và khí hậu quanh năm ôn hòa với nhiệt độ trung bình 25-30 độ C.
Nơi đây còn có đa dạng hoạt động trên biển phù hợp nhiều đối tượng du khách như lướt sóng, tắm biển, picnic hay đơn giản là dạo bộ. Đây cũng là địa phương sở hữu hệ thống rừng nguyên sinh ven biển Bình Châu - Phước rộng hơn 11 ha, lưu giữ nhiều loài động thực vật đa dạng cùng các dòng suối nước nóng lộ thiên, phù hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái, khám phá đang là "gu" được du khách quốc tế cực kỳ ưa chuộng.
Phân kỳ Wonderland – NovaWorld Ho Tram
Những năm qua, thị trường này vẫn thiếu vắng các mô hình du lịch, nghỉ dưỡng, lưu trú quy mô và chất lượng, nhất là các sản phẩm nghỉ dưỡng đẳng cấp 4-5 sao. Tuy nhiên, hạn chế này đang dần được khắc phục khi ngày càng nhiều các dự án đại đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được triển khai như Edenia Resort (hơn 40ha), Lagoona Bình Châu (27,5ha), The Hamptons Hồ Tràm (16,8ha)… và nổi bật nhất là NovaWorld Hồ Tràm, dự án tổ hợp đô thị du lịch nghỉ dưỡng quy mô lên đến 1.000ha do tập đoàn Novaland đầu tư và phát triển từ năm 2019.
Theo đại diện Tập đoàn Novaland chia sẻ, Hồ Tràm sở hữu lợi thế đặc biệt là khả năng kết nối nhanh chóng với các thành phố trung tâm khu vực phía Nam. Những năm qua, BĐS Hồ Tràm ghi nhận tốc độ phát triển mạnh, nhất là loại hình BĐS nghỉ dưỡng. Sự phát triển này nhờ vào nhiều động lực, trong đó yếu tố hạ tầng được xem là tác nhân quan trọng. Nếu trước đây BR-VT chủ yếu hút khách nội địa, thì Hồ Tràm với sự xuất hiện của những dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng quy mô được định vị là tâm điểm hút khách quốc tế của miềm Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, Hồ Tràm cần có trợ lực kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông từ đường bộ, đường không và đường biển. Với tiến độ Sân bay Long Thành được triển khai nhanh, đích đến cho mục tiêu đưa Hồ Tràm thành điểm đến hàng đầu của toàn khu vực đang trở thành hiện thực.
Thời gian qua, Hồ Tràm cũng là khu vực được hưởng lợi lớn từ loạt dự án hạ tầng trọng điểm kết nối giữa Sân bay Long Thành đến với vùng kinh tế phía Nam. Loạt dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Dây – Phan Thiết dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2022 -2026 sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ TP.HCM, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây và Nam Trung bộ đến khu vực Hồ Tràm. Ngoài ra, tỉnh BR-VT cũng mở rộng toàn tuyến và điều chỉnh tuyến đường ven biển Vũng Tàu. Giao thông đồng bộ sẽ là cú hích mạnh mẽ cho Hồ Tràm khởi sắc với nhiều dự án nghỉ dưỡng, du lịch quy mô lớn.
Như vậy, với việc cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ, cộng thêm sự khan hiếm quỹ đất, nhiều chuyên gia cho rằng, Hồ Tràm sẽ là "mảnh đất màu mỡ" để các chủ đầu tư phát triển nhiều mô hình nghỉ dưỡng, giải trí mới. Đặc biệt, khi 3 bệ phóng gồm đường cao tốc, hàng không; các dự án nghỉ dưỡng đi vào vận hành, nơi đây chắc chắn sẽ là điểm nóng về du lịch của cả nước và sánh ngang những thị đã phát triển nhiều năm như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Một khi bài toán kết nối hàng không cho thị trường du lịch Hồ Tràm được giải tỏa, Hồ Tràm sẽ là lựa chọn hàng đầu của du khách khi ghé thăm các tỉnh miền Nam, và là tâm điểm du lịch mới của khu vực Đông Nam Á.
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Ho Tram
Website: novaworldhotram.vn
Hotline: 0909888886
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận