Một góc phối cảnh sân bay Long Thành - Ảnh: Chinhphu.vn |
Thứ nhất là tính cấp thiết. Như giải thích của Bộ Giao thông vận tải, xây dựng sân bay Long Thành để chống quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và để đất nước có một cảng hàng không quốc tế hiện đại.
Theo tôi biết, hiện nay công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 20 triệu lượt người/năm. Nếu so sánh với sân bay các nước khác, họ đón 50-60 triệu lượt người/năm, cũng chỉ có diện tích khoảng 1.200 hecta như Tân Sơn Nhất.
Hơn nữa, từ lúc bắt đầu xây dựng sân bay Long Thành cho đến lúc sân bay này giảm tải được cho Tân Sơn Nhất, trong thời gian đó hành khách đến Tân Sơn Nhất có lên đến 50 triệu lượt hay vẫn vẫn chỉ dưới 30 triệu lượt?
Những vấn đề này chưa được giải thích thoả mãn.
Hơn nữa, xung quanh ta Thái Lan, Malaysia, Singapore đều có cảng hàng không trung chuyển rất lớn.
Thứ hai là hiệu quả đầu tư. Dự án vạch ra tầm nhìn đến năm 2030 đạt công suất 50 triệu hành khách/năm, nhưng đến lúc đó không có như vậy thì sao? Phải giải thích vì sao mà đạt được công suất đó, và đến lúc đó thì sân bay Tân Sơn Nhất làm gì? Theo tôi thì hiệu quả đầu tư chưa rõ.
Thứ ba là về nguồn vốn quá lớn. Nói là từ nhiều nguồn vốn, vốn nhà nước, vốn vay, vốn doanh nghiệp… Nhưng tính đi, tính lại rồi cuối cùng cũng là vốn nhà nước. Dù là doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh hay là vốn ODA thì cũng thế thôi. Cũng là con cháu chúng ta gánh nợ công.
Theo tôi nên cân nhắc thời điểm đầu tư. Bây giờ nợ công đang nặng, mỗi người dân đang gánh gần 1.000 USD nợ công, thêm dự án lớn vào thì đáng lo ngại.
Thực sự đất nước có nguồn vốn dồi dào thì làm Long Thành rất tốt, nhưng ta đang giật gấu vá vai cho nên Quốc hội cần cân nhắc thời điểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận