1. Vị trí Sales Executive là gì?
Vị trí còn có một tên gọi khác là chuyên viên điều hành kinh doanh. Cụ thể, Sales Executive thuộc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm chính cho những hoạt động mang lại nguồn doanh thu cho công ty.
Trong đó, các hoạt động như nghiên cứu thị trường, đặt mục tiêu doanh thu, lập kế hoạch bán hàng cho từng khu vực kinh doanh được giao,... đều là những công việc chính của chuyên viên kinh doanh.
Chuyên viên kinh doanh triển khai kế hoạch bán hàng theo khu vực được chỉ định - Ảnh: Internet
Đối tượng mà Sales Executive phục vụ có thể là khách hàng doanh nghiệp (B2B) hoặc khách hàng cá nhân (B2C) tùy thuộc vào loại sản phẩm và dịch vụ của công ty mà Sales Executive làm việc.
2. Mô tả công việc của Sales Executive
Có thể nhiều người lầm tưởng công việc của Sales Executive giống với (Salesman). Tuy nhiên, mô tả công việc của Sales Executive sẽ thiên về thực thi chiến lược kinh doanh ở cấp cao hơn với cụ thể các công việc như sau.
● Nghiên cứu thị trường để đánh giá nhu cầu của khách hàng và xác định khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
● Phối hợp với bộ phận kinh doanh lập kế hoạch và lên ý tưởng, chiến lược kinh doanh hàng tháng, hàng quý cho từng khu vực bán hàng được cấp trên phân công.
● Đảm bảo nguồn hàng luôn có đầy đủ để đạt được mục tiêu kinh doanh.
● Triển khai mục tiêu và kế hoạch kinh doanh cho các cấp bán hàng bên dưới như đại lý, nhân viên kinh doanh.
● Tư vấn, bán hàng trực tiếp và lắng nghe những vấn đề của khách hàng.
● Quản lý tiến độ bán hàng và nhanh chóng có những biện pháp xử lý để đạt được doanh số mục tiêu.
● Báo cáo kết quả kinh doanh và các chi phí tài chính theo yêu cầu của cấp trên.
3. Những kỹ năng cơ bản mà một Sales Executive cần có
3.1 Kỹ năng Sale
Để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi, bạn cần phải thành thạo những kỹ năng bán hàng. Trong đó, kỹ năng bán hàng không chỉ có một mà bao gồm rất nhiều kỹ năng mềm như chốt sale,... Do đó, bạn sẽ cần phải tích lũy nhiều năm kinh nghiệm làm việc để có thể thành thục được các kỹ năng trên.
3.2 Kỹ năng coaching
Là một Sales Executive, bạn sẽ cần phải có kỹ năng coaching (kỹ năng đào tạo, huấn luyện) bởi vì công việc của chuyên viên kinh doanh là triển khai các kế hoạch cho đội nhóm kinh doanh. Do đó, vị trí này đòi hỏi bạn phải truyền đạt tốt thông tin và cập nhật kiến thức mới cho đội nhóm để có thể cùng nhau phát triển và hướng đến mục tiêu tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chuyên viên kinh doanh cần có kỹ năng đào tạo để cập nhật kiến thức mới cho đội nhóm - Ảnh: Internet
3.3 Kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thông tin
Công việc bán hàng không phải là hình thức tiếp nhận thông tin một chiều mà là sự tương tác và thấu hiểu của người bán để đáp ứng nhu cầu của người mua. Do đó, để đạt được mục tiêu kinh doanh, chuyên viên bán hàng cần phải có kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu được những vấn đề của khách hàng. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra những chiến lược tiếp cận phù hợp để thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
3.4 Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Bất kỳ khách hàng nào cũng luôn muốn được doanh nghiệp phục vụ tận tâm, kịp thời và nhanh chóng. Do đó, để chinh phục được khách hàng, Sales Executive cần phải có kỹ năng chăm sóc khách hàng trong quá trình mua hàng và sau mua hàng. Từ đó, chuyên viên kinh doanh có thể thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và tăng thêm nhiều cơ hội bán hàng trong tương lai.
Chăm sóc khách hàng tận tâm giúp tăng cơ hội bán hàng - Ảnh: Internet
3.5 Năng lực điều hành và quản lý – kỹ năng lãnh đạo
Ngoài những kỹ năng chuyên môn về nghiệp vụ bán hàng, Sales Executive cũng cần có kỹ năng lãnh đạo để dẫn dắt đội nhóm kinh doanh hiệu quả. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ vạch ra được những chiến lược kinh doanh tốt hơn và hướng đội nhóm đến những cách bán hàng hiệu quả. Từ đó, đội nhóm của bạn ngày càng phát triển hơn và có thể đồng hành cùng nhau chinh phục bất kỳ mục tiêu doanh số nào.
4. Làm vị trí Sales Executive lương bao nhiêu?
Nếu như đa phần những công việc khác đều hưởng mức lương cố định thì nghề Sale lại hưởng mức thu nhập linh hoạt và không giới hạn. Trong đó, Sales Executive sẽ nhận được mức lương cơ bản cố định và cộng thêm hoa hồng cho từng sản phẩm, dịch vụ mà họ bán được cho công ty.
Theo dữ liệu tổng hợp từ 1209 mẫu tuyển dụng Sales Executive, mức lương trung bình của vị trí này dao động 12,9 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản trung bình mà chuyên viên điều hành bán hàng nhận được chưa bao gồm hoa hồng sản phẩm.
Mặt khác, bạn sẽ hưởng hoa hồng càng cao khi bán càng được nhiều sản phẩm hoặc giúp công ty ký kết được nhiều hợp đồng. Do đó, mức thu nhập của chuyên viên kinh doanh là không giới hạn khi bạn phát huy hết năng lực của mình.
Để biết thêm chi tiết về Sales Executive salary tại TP.HCM hoặc Hà Nội, bạn có thể tham khảo tại Vietnam Salary by CareerBuilder.
5. Các cấp bậc thăng tiến từ vị trí Sales Executive
Để đặt mục tiêu phát triển sự nghiệp trong ngành Sale, bạn cần biết được lộ trình thăng tiến của chuyên viên điều hành kinh doanh dưới đây.
Khởi điểm từ vị trí Salesman (Nhân viên kinh doanh) -> Sales Representative (Đại diện kinh doanh) -> Sales Executive (Chuyên viên kinh doanh) -> Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh) -> Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh).
Khi thăng tiến lên vị trí càng cao, bạn càng phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khó khăn hơn về tính chất công việc. Chính vì vậy, bạn cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể chinh phục được những mục tiêu sự nghiệp trong tương lai.
6. Tìm việc làm Sale Executive
Nhu cầu tuyển dụng Sale Executive luôn luôn có vì hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào cũng cần phải được diễn ra liên tục. Cụ thể, với hơn 2500 cơ hội việc làm Sales Executive được đăng tuyển tại Careerbuilder.vn, bạn hoàn toàn có thể "săn" được công việc đáng mơ ước trong tầm tay!
Truy cập CareerBuilder ngay hôm nay và sẵn sàng ứng tuyển việc làm Sales Executive bạn nhé!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận