TTCT - Thông báo gần đây của Bộ GD-ĐT về “khái toán” cho đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông đã gây phản ứng gay gắt trong dư luận. Minh họa: M.N.Nếu bình tĩnh suy xét, bạn sẽ thấy câu chuyện này có một cái gì đó lạ lùng. Tại sao trong khi dân ta sẵn sàng bỏ tiền túi của mình cho việc học hành của con cái, sử dụng tiền của ngân sách vào chính mục đích đó lại gây ra phản ứng dữ dội?Vấn đề lòng tinDễ thấy phản ứng này của người dân thể hiện sự mất lòng tin của họ trong việc tiền ngân sách được sử dụng thích đáng trong giáo dục. Họ đã đọc trên báo về những nhà vệ sinh ở một trường nào đó xây hết hơn nửa tỉ đồng, trong khi cái nhà vệ sinh mà con họ dùng hằng ngày thì vẫn bẩn.Họ đã tận mắt thấy dụng cụ học tập được mua sắm hàng loạt mà không thể sử dụng được, những cây guitar lạc điệu được sở giáo dục cung cấp vứt lăn lóc trong góc phòng bụi bặm, không ngân lên được giai điệu nào khác ngoài sự im lặng, như minh chứng cho những lãng phí trong chi tiêu công.Tuy nhiên đó có lẽ chưa phải lý do chính. Lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước không phải là việc riêng của ngành giáo dục. Tiền làm sách giáo khoa, dù nó là 34.000 tỉ, 1.000 tỉ hay cuối cùng chỉ là 100 tỉ đồng, là chẳng bõ bèn gì so với tiền làm đường, xây cầu. Ai dám nói rằng việc học của trẻ con không quan trọng bằng làm đường, xây cầu?Theo tôi, cái gây ra sự bất bình không phải là bản thân số tiền, mà là cảm giác bất công. Tại sao phải dùng ngân sách để làm ra những quyển sách mà người dân vẫn phải mua, vẫn bắt buộc phải mua hằng năm với một số lượng lớn. Vốn là một người làm toán, người làm toán thích những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, tôi thấy có một phương án đơn giản, ngây thơ để giải quyết sự bất công kể trên: đó là công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng.Trên nguyên tắc, người dân phải được sử dụng miễn phí những sản phẩm làm ra từ ngân sách nhà nước, bởi vì xét cho cùng thì họ đã trả tiền một lần rồi.Cần một tư duy hiện đạiCông bố sách giáo khoa lên mạng, dưới một hình thức phù hợp, có thể còn là lời giải cho một bài toán khó khác, đó là tính ổn định của chương trình và sách giáo khoa. Tuy so sánh có lẽ hơi khập khiễng, vì sách giáo khoa và bách khoa toàn thư không hoàn toàn có cùng bản chất, tôi vẫn muốn nghĩ về mô hình wikipedia cho sách giáo khoa.Tôi còn nhớ cách đây mười năm, nhiều người cười khẩy về kiến thức wikipedia, ai cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vô bờ bến với bách khoa toàn thư Britannica mà wikipedia được xem như một phản ví dụ. Bây giờ thì không ai còn cười khẩy được nữa. Tôi cho rằng wikipedia chính là thư viện Alexandria đầu thai.Sách giáo khoa không chỉ viết một lần rồi đợi mười năm lại viết lại từ đầu. Cần dự trù một khoản không nhỏ trong “khái toán” cho việc “bảo trì” chương trình và sách giáo khoa.Tôi tưởng tượng bên cạnh trang sách giáo khoa công bố trên mạng, sẽ có một chỗ để người sử dụng đóng góp và nhận xét. Cơ quan bảo trì sẽ chịu trách nhiệm quản trị cho diễn đàn, và tổng kết nhận xét, cả những lỗi phải sửa và những chỗ có thể cải thiện, để ban biên soạn có thể điều chỉnh sách giáo khoa theo định kỳ. Chỉ đến khi thấy rõ những bất hợp lý cơ bản về cấu trúc thì mới cần xây dựng lại chương trình và sách giáo khoa.Tôi tin rằng một diễn đàn nhỏ của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về từng bài giảng trong sách giáo khoa sẽ rất có ích cho công tác giảng dạy. Diễn đàn có thể lưu lại những bài giảng mẫu, những tư liệu bổ trợ như ghi âm, hình ảnh và phim có liên quan đến nội dung bài giảng.Những tư liệu bổ trợ là những tài nguyên có sẵn, chúng ta cần tìm ra và sắp xếp chúng để giáo viên có thể sử dụng một cách thuận tiện. Nếu điều kiện vật chất không cho phép thực hiện một thí nghiệm vật lý hay hóa học, giáo viên có thể chiếu đoạn phim về thí nghiệm đó cho học sinh xem.Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây thật ra còn rộng hơn. Nhiều người nói rằng để xây dựng chương trình và sách giáo khoa, chúng ta cần có một tổng công trình sư. Đúng là để xây dựng một cái gì lớn, vai trò của tổng công trình sư vô cùng quan trọng. Nhưng tổng công trình sư không phải là đấng cứu thế và bây giờ là thế kỷ 21 rồi, rất khó tìm thấy đấng cứu thế.Cái mà chúng ta cần là một tư duy hiện đại trong việc tổ chức công việc để tất cả những người có liên quan có khả năng và có nghĩa vụ cùng tham gia xây dựng, tham gia một cách tự nguyện và có trách nhiệm, được thưởng và bị phạt một cách công bằng trên cơ sở chất lượng công việc của mình, và cùng hướng tới một mục đích hiển nhiên: một chương trình học và sách giáo khoa tốt cho trẻ em. Tags: Ngân sáchNgô Bảo ChâuĐề án đổi mới sách giáo khoaThay đổi tư duy làm sách giáo khoa
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.