TTCT - Những ta thán về giá sách giáo khoa chỉ là giọt nước tràn của nhiều vấn đề khác trong giáo dục. “Một bộ sách giáo khoa lớp 3 mới lên đến gần triệu”. “Không biết cải cách gì mà giá sách tăng lên gấp 2, 3 lần trong khi đời sống nhân dân thì đang khó khăn”. “In ấn đẹp thì cũng tốt nhưng nội dung có gì hay hơn không mà sao tăng giá cao như vậy, chắc có ăn chia gì rồi mới vậy, cải cách gì chưa thấy, chỉ thấy phụ huynh tốn thêm tiền”… Ảnh: tuoitre.vnNhững kêu ca với Bộ Giáo dục - đào tạo như vậy tràn khắp mặt báo và mạng xã hội mấy tuần qua, cho thấy sự không hài lòng của dân chúng vào thời điểm mà lạm phát đang len lỏi vào từng gia đình. Rất ít thấy có ý kiến thân thiện hay cảm thông với những giải trình của ông bộ trưởng trước Quốc hội.Nếu nhìn vào bảng giá tăng của sách giáo khoa mới, so với giá của bộ sách cũ cách đây 20 năm, thì mức tăng không có gì to tát. Vài ví dụ cụ thể: Bộ sách giáo khoa lớp 3 mới có giá khoảng 180.000 đồng, so với giá cũ 58.000 đồng; lớp 7: 208.000 đồng so với 134.000 đồng; lớp 10 khoảng 280.000 đồng so với 140.000 đồng, đã bao gồm sách tiếng Anh. Đây là giá mà NXB Giáo Dục công bố tháng 4-2022. Nếu nói số tiền tăng từ 200.000 đến 300.000 đồng sau 20 năm cho một bộ sách là lý do khiến người dân phản đối, thì e không phải. Sự phản đối nằm ở chỗ, combo sách mà các cửa hàng sách giáo khoa sẽ thêm vào sẽ gấp đôi số đầu sách chính khóa và gấp 3 số tiền bởi giá sách tham khảo, bổ trợ, là thứ không phải do NXB Giáo Dục, đơn vị chịu trách nhiệm in ấn và là đầu mối phát hành duy nhất sách giáo khoa, quản lý.Về phương diện kinh doanh, chỉ bán sách giáo khoa là không có lời, vì tỉ lệ chiết khấu từ đơn vị tổng phát hành là NXB Giáo Dục rất thấp - dưới 20%, trong khi phải chiết khấu lại cho các đại lý phát hành ở dưới, chưa kể chi phí vận hành. Lợi nhuận thị trường sách trường học, do đó nằm cả ở mảng sách bổ trợ, tham khảo và học cụ.Với sách tham khảo, muốn đưa vào combo, công ty phát hành phải làm động tác kỹ thuật mà ai cũng đã biết: Nhờ đến tác động của hệ thống các đơn vị giáo dục - từ sở, phòng giáo dục cho đến trường, thậm chí đến tận lớp. Đây không còn là hiện tượng mà đã là thực tế xảy ra khắp nơi, dưới dạng các văn bản đề nghị hay nhắc nhở khuyến cáo phụ huynh học sinh nên chọn bộ sách ABC XYZ để đảm bảo chất lượng, đúng nhà xuất bản, không mua phải hàng giả, hàng lậu…Bản thân sách giáo khoa là một loại hàng hóa đặc biệt mà người mua là khách hàng ủy nhiệm, tức người sử dụng không được mua trực tiếp. Nên phụ huynh, dù có giỏi giang đến đâu, cũng khó lòng mà biết cái combo kia có tốt nhất hay không. Và nếu cho họ tự chọn, thì khả năng tỉ lệ phụ huynh thông minh chọn được những cuốn sách hợp lý trong một rừng sách tham khảo trên kệ không quá 5%.Tất cả để cho thấy sự bức xúc của phụ huynh và cả những nhà chuyên môn ở đây không phải là vấn đề giá cả, mà là một thực tế khó phủ nhận: gần như mọi chi phí tăng thêm - không chỉ là tiền bạc, mà cả chi phí cơ hội thể hiện qua những lần cải cách giáo dục tốn kém rồi chẳng đi đến đâu, cuối cùng luôn đổ lên người sử dụng dịch vụ cuối cùng - mà hầu hết họ gần như không có lựa chọn nào khác.■ Tags: Giáo dụcSách giáo khoaHọc phíGiáo dục phổ thông
Giá 'trên trời' ở sân bay: Đắng lòng với ổ bánh mì 50.000 đồng, chai nước suối 40.000 đồng... NHẤT NGUYÊN 24/02/2025 Một tô phở lèo tèo vài lát thịt có giá khoảng 100.000 đồng, một ổ bánh mì hơn 50.000 đồng, hay một chai nước suối có giá 35.000 - 40.000 đồng.
Toàn bộ hội đồng quản trị Rạng Đông xin nghỉ, cả em trai và cháu bà Hồ Kim Thoa BÌNH KHÁNH 24/02/2025 Ông Hồ Đức Lam - chủ tịch HĐQT Rạng Đông Holding - cùng con trai Hồ Đức Dũng và ba thành viên còn lại trong hội đồng quản trị đều vừa nộp đơn từ nhiệm.
Cơm, phở sân bay giá trên trời, lẽ nào đi máy bay phải đem theo cơm nắm, thịt rim? HỒNG PHÚC 24/02/2025 Kết quả doanh thu tăng cao và biên lợi nhuận đáng mơ ước của các công ty khai thác dịch vụ ở sân bay khiến nhiều bạn đọc không ngần ngại chỉ ra sự vô lý của giá cả đang được bán ở sân bay trong nước.
Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ THANH NGUYỄN 24/02/2025 Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, người đồng tình nhưng cũng có người phản đối.