04/06/2015 12:02 GMT+7

Sách dạy làm giàu khiến người đọc "tự kỷ ám thị"?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO -  Có bạn đọc cho rằng sách dạy làm giàu "đánh vào tham vọng của con người, lấy tự kỷ ám thị điều khiển tư tưởng". Tuổi Trẻ Online xin tiếp tục trích đăng những ý kiến xoay quanh bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú” của tác giả Đặng Hoàng Giang.

Con người, nếu từ khi sinh ra đã sống và cảm nhận một cuộc sống thiếu thốn về vật chất nhưng lại không được tiếp xúc, không được... nuôi dạy tốt về mặt đạo đức và làm chủ bản thân mình thì sẽ bị sự tham lam của chính mình làm chủ.

Các loại sách self -help là đánh vào sự tham vọng của con người, nó dẫn dắt con người đi sâu vào tâm thái nhất định giàu có! Lấy tự kỷ ám thị làm công cụ điều khiển tư tưởng, tuy có chút tác dụng trong việc làm cho tinh thần người ta nâng cao nhưng việc đó rất không tốt cho bản thân người dùng và đi trái lại với quy luật phát triển tự nhiên.

Người đọc một ít cho biết thì không sao, người bị nó (các loại sách học làm giàu) hấp thụ thì tâm trí thay đổi, thế giới quan cũng thay đổi theo một chiều hướng không tốt.

Thử nói xem, người này sáng ra mở mắt là nghĩ đến tiền, đến lúc đi làm lái xe trên đường cũng nghĩ đến tiền, tiếp xúc đối đãi với người khác cũng nghĩ lợi hại về lợi ích tiền bạc.

Đến tối về lên giường nằm ngủ cũng khao khát đến tiền, thậm chí vấn đền vật chất còn lọt vào cả trong những giấc mơ.

Việc này quả thật đáng sợ! Người trong cuộc làm sao nhìn thấy được sự đáng sợ của nó?

Nhưng những sách ấy là dạy người ta như thế. Nó ru ngủ con người trong giấc mộng sang giàu, khao khát đến mức quên cả bản thân mình hao mòn theo năm tháng để đuổi theo, đến lúc về già nhìn lại xem mình đã có được những gì.

Người thành công với nó thì chẳng bao giờ nghĩ thấy mình đã thành công, ta giàu nhưng ta muốn có thêm nữa, người thất bại thì đầu bù tóc rối lăng lộn với tư duy của chính mình.

Đến khi nhắm mắt xuôi tay, chẳng gì là mãn nguyện, ngoảnh mặt lại thấy mình nắm trong tay tất cả điều là hư không.

Xã hội phát triển là đi từ thấp đến cao, là từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu tiến lên thành một đất nước phồn vinh, từ một xã hội có đạo đức thấp kém hoàn thiện thành một xã hội có ý thức đạo đức, lễ nghĩa nâng cao, dân chúng an nhàn, tâm tính hòa thái, lương thiện, hiền lành và nhân văn.

Để đạt được điều đó cần chú trọng tất cả không chỉ chú ý đến sự gia tăng chỉ số GDP để đánh giá. Vậy thì các bạn trẻ ạ, bên cạnh những giấc mộng trần thế, hãy chú ý bồi dưỡng cho linh hồn, đạo đức của mình, chăm sóc bản thân gia đình thật tốt, rồi cống hiến những thành tựu cho xã hội như những trái ngọt mọc ra từ thân các cây lành.

Tâm Tâm

Giai đoạn 13 đến 17 tuổi mình cũng đọc những cuốn dạng làm giàu không khó, thay đổi để thành đạt, đại loại vậy, nhưng không lâu sau đó mình thấy mấy cuốn sách đó hoàn toàn nhảm nhí, vô ... bổ, ảo tưởng và không mất thời gian với nó nữa. Những câu chuyện dạng như anh ấy có 2 đồng anh ấy mua 1 quả táo rồi lau sạch sau đó bán lại với giá 3 đồng, làm lại thêm 1 lần nữa anh ta lãi được 1 trái táo, cứ như vậy mà anh ta có vốn và mấy năm sau anh ta thành tỉ phú... nghe xong mình cũng muốn gom tiền đi mua một ít chôm chôm về nhổ sạch lông rồi đem bán...

Luan TH

Tôi không có ý kiến gì nhiều, chỉ xin kể về 1 ví dụ mà tôi được chứng kiến: Tôi có 1 cô bạn rất mê đọc sách, mà thường là những loại sách dạy làm giàu, dạy cách hùng biện, v.v... và cuối cùng cô ấy sống cực kì ảo tưởng, luôn cho mình biết cách nắm tâm can người khác, cho mình tài giỏi, có năng lực quản lý, có khả năng lãnh đạo và nói lí lẽ thì 1 cây (nhưng chả đâu ra đâu). Trên thực tế, chả ai quan tâm đến cô ấy hay vị nể cô ấy, thậm chí không ai ưa, nhưng cô ấy vẫn cứ sống ảo tưởng như thế và cho bản thân mình là số 1. Tôi nghĩ, trước khi đọc sách dạy làm giàu, dạy làm lãnh đạo, thì hãy đọc đủ sách dạy làm người để nuôi dưỡng tâm hồn đủ rộng, đủ chín muồi đã!

HP

Giàu cũng có năm bảy đường. Viết sách self-help để bán chẳng hạn. Cảm ơn tác giả nhưng tiếng nói của anh quá yếu ớt, sẽ không có tác dụng gì mấy với xã hội hiện nay. Đó là quy luật của ... kinh tế thị trường. Người khôn hơn lừa người kém khôn hơn để giàu hơn nhưng mà còn ác ở chỗ là nói với họ :"Rồi anh cũng sẽ khôn lên thôi"

ĐẶNG THÁI

Nó như đưa ra một thực trạng người hùng nhân đạo, hành động nhân đạo vốn là chuẩn mực luân thường đạo lý khi xưa giờ trở nên quý hiếm đưa lên hàng cực phẩm và ai làm điều đó lại tôn như anh hùng. Sự xuất hiện của mớ sách này giống như cốt truyện phim ma trận vậy, tự chính con ng tạo ra ma trận ảo cho mình và sống dối mình đến hết phần đời còn lại.

GIABAO

 

 

[poll width="400px" height="230px"]149[/poll]

* Mời bạn tiếp tục trao đổi ý kiến, quan điểm của mình về câu chuyện này qua email [email protected] hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tu\u1ed5i Tr\u1ebb Online xin ti\u1ebfp t\u1ee5c tr\u00edch \u0111\u0103ng nh\u1eefng \u00fd ki\u1ebfn xoay quanh b\u00e0i vi\u1ebft\u00a0S\u1ef1 kh\u1ed1n c\u00f9ng c\u1ee7a \u201ct\u01b0 duy tri\u1ec7u ph\u00fa\u201d c\u1ee7a t\u00e1c gi\u1ea3 \u0110\u1eb7ng Ho\u00e0ng Giang." />