TTCT- Tác phẩm Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa của Hokusai tới nay vẫn được coi là kiệt tác lâu đời của nền nghệ thuật Nhật Bản. Bức vẽ chủ yếu dùng màu xanh. Câu chuyện về sắc xanh này làm nổi bật vai trò giao thoa văn hóa trong việc khám phá sáng tạo và được xếp vào hàng những câu chuyện đầy tương phản trong lịch sử nghệ thuật. Sắc màu rực rỡ, đã từ lâu được coi là tinh hoa của Nhật Bản, thực sự là một sự đổi mới của châu Âu. Cận cảnh tranh “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” (Kanagawa oki namiura) (1830-1834) của Katsushika Hokusai, thuộc bộ tranh “Ba mươi sáu cảnh sắc Phú Sĩ” (Fugaku-sanjū-rokkei).Bức tranh mô tả một cơn sóng khổng lồ với những đỉnh sóng ngầu bọt đặc trưng như sắp nghiền vỡ con thuyền nhỏ bên dưới. Những người trên thuyền vẫn miệt mài làm việc, không màng đến hoặc không nhận thấy cơn hồng thủy đang lơ lửng phía trên - mạn thuyền song song với những đợt sóng đang cuồn cuộn vây quanh họ.Trong khung cảnh dữ dội trước mắt, hình ảnh trung tâm của tác phẩm - đỉnh Phú Sĩ trắng tuyết - dễ dàng bị bỏ qua, hoặc bị nhầm thành một chỏm sóng. Dù kích thước khá khiêm tốn, song tầm quan trọng của bức Sóng lừng không hề bị phóng đại.Tác phẩm có tác động sâu sắc tới trường phái ấn tượng của Pháp, đây là trường phái đã định hình chủ nghĩa hiện đại châu Âu - một phong trào nghệ thuật và triết học được cho là đã định nghĩa trào lưu đầu thế kỷ 20.Vì vậy, bức tranh nhỏ được trưng bày tại nhà trưng bày quốc gia Victoria từ tháng 7 (đến ngày 15-10-2017) dễ làm người ta liên tưởng đến triển lãm các tác phẩm của Van Gogh gần đây.Yếu tố trực tiếp và hấp dẫn nhất về hình ảnh con sóng mà Hokusai khắc họa là màu sắc. Ở tuổi 70, Hokusai là bậc thầy sáng tạo tranh bằng việc sử dụng bốn bản khắc. Sức mạnh đáng kinh ngạc của tác phẩm dễ che lấp sự hạn chế màu sắc - bức vẽ chủ yếu thiên về màu xanh.Các nhân vật đầy màu sắcTrên thực tế, sắc xanh này đã được nửa phần còn lại của thế giới tìm ra 130 năm trước khi xảy ra đợt sóng lừng trong tranh của Hokusai, qua một sự cố có liên quan đến một trong những nhân vật sống động bậc nhất châu Âu: Johann Conrad Dippel.Sinh ra tại “Lâu đài Frankenstein” có thật tại Đức vào năm 1673, nhà thần học bí ẩn và đam mê mổ xẻ này tin rằng linh hồn người chết có nhập vào người khác, điều này trở thành nguồn cảm hứng được đồn đại cho cuốn Frankenstein, kiệt tác của Mary Shelley.Vào độ tuổi ba mươi, Dippel bị mê hoặc bởi khoa học giả kim thuật, nhưng cũng giống như nhiều người trong nghề, ông thất bại trong việc biến các kim loại thường thành vàng.Thay vào đó, ông tập trung sáng chế ra thuốc trường sinh bất tử. Kết quả của sáng chế này là “dầu Dippel”, một hợp chất độc hại đến mức hai thế kỷ sau, nó được sử dụng như một thứ vũ khí hóa học trong Thế chiến II.Để giảm bớt chi phí cho phòng thí nghiệm ở Berlin, Dippel đã chia sẻ nó với nhà pha chế màu người Thụy Sĩ Johann Jacob Diesbach - nhà khoa học đồng nghiệp tham gia kinh doanh kiếm lời từ việc tạo màu.Vào một buổi tối định mệnh năm 1705, trong lúc đang chuẩn bị công thức đáng tin cậy để tạo ra màu đỏ sẫm bao gồm một loạt côn trùng bị nghiền nát, sắt sulfat và kali carbonat, ông vô tình sử dụng một dụng cụ của Dippel có dính loại dầu độc hại trên.Sáng hôm sau, hai người không thấy màu đỏ như trông đợi, thay vào đó là màu xanh lam đậm. Họ lập tức nhận ra giá trị lớn của chất này.Công thức chế màu xanh Ai Cập được người La Mã sử dụng đã bị thất truyền từ thời Trung cổ. Chất thay thế nó, ngọc lưu ly lapis lazuli, có chứa bột đá quý Afghanistan, được bán với giá cắt cổ.Bởi vậy, việc phát minh ra màu xanh có tính ổn định cao còn quý hơn vàng. Giá trị lớn hơn nằm ở chỗ màu này có thể được pha trộn để tạo ra những màu sắc hoàn toàn mới, một quá trình mà kể cả có sử dụng ngọc lapis lazuli đắt đỏ cũng không làm được.Phát minh này đã tạo ra “cơn sốt màu xanh” tại châu Âu. Dippel đột ngột buộc phải né tránh các vụ kiện pháp lý ở Berlin vì những quan điểm thần học gây tranh cãi, do đó không thể thương mại hóa phát minh mới mang tên “xanh Phổ” này, nhưng sáng chế diệu kỳ này của ông là một bí mật lớn khó lòng giữ kín.Chỉ trong vòng vài năm, công thức “xanh Phổ” đã được đưa vào nhà máy sản xuất. Nó được sử dụng rộng rãi trong tranh vẽ, giấy dán tường, quốc kỳ, tem bưu chính và trở thành màu chính thức của đồng phục quân đội Phổ.Mọi người dường như say đắm sắc màu này. Và trên thực tế họ còn dùng màu này để uống. Vào giữa thế kỷ, Công ty Đông Ấn của Anh đã nhuộm trà Trung Quốc bằng màu xanh Phổ để tăng sức hấp dẫn kỳ lạ của nó ở châu Âu.“Đêm đầy sao” của Van GoghSắc xanh lan tỏa sang châu ÁVào đầu những năm 1800, một doanh nhân Quảng Châu đã giải mã công thức trên và bắt đầu sản xuất màu xanh này ở Trung Quốc với chi phí thấp hơn nhiều.Và mặc dù Nhật Bản nghiêm cấm tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu, sắc màu này vẫn du nhập vào ngành công nghiệp in ở Osaka - nơi nó bị buôn bán lậu dưới tên “bero”, có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan “Berlyns blaauw” (“Berlin blue” - xanh Berlin).Màu sắc tươi sáng, phạm vi sắc độ và yếu tố ngoại lai đã khiến sắc xanh này phổ biến vang dội tương tự ở châu Âu.Hokusai là một trong những nghệ sĩ tranh khắc Nhật Bản đầu tiên mạnh dạn nắm bắt màu sắc này, một quyết định có ảnh hưởng lớn đến thế giới nghệ thuật.Sắc xanh được sử dụng rộng rãi trong bộ Ba mươi sáu cảnh sắc Phú Sĩ (1830), trong đó Sóng lừng là bức đầu tiên, sắc xanh đặc biệt cho phép thể hiện độ sâu của nước cũng như khoảng cách, chất lượng cảnh quan cốt yếu để tạo nên khung cảnh biển cả và đất liền.Hokusai và Hiroshige, họa sĩ cùng thời ông, trở nên nổi tiếng vì sự mô tả cảnh quan tinh tế của họ. Mặc dù rất phổ biến trong xã hội, những bản tranh khắc gỗ này vẫn bị các nhà trí thức Nhật coi là thô tục và không xứng đáng được ca ngợi là tác phẩm nghệ thuật.Khi những chính sách biệt lập của Nhật Bản cuối cùng cũng chấm dứt bởi sự đe dọa chiến tranh từ Hải quân Hoa Kỳ năm 1853, các bản tranh khắc này được dùng làm giấy bọc đồ trang sức có giá trị hơn.Sau Triển lãm quốc tế Paris năm 1867, giá trị của các tác phẩm này có sự thay đổi thực sự. Buổi khai mạc trưng bày tại khu triển lãm Nhật Bản đã nâng cao vị thế nghệ thuật của tranh khắc gỗ và nhanh chóng kéo theo một cơn sốt sưu tập.Nổi bật trong số những bức có giá cao nhất là những cảnh quan xanh đầy ấn tượng, đặc biệt là của Hokusai và Hiroshige. Điều này đã khiến các nghệ sĩ châu Âu lầm tưởng sắc xanh này có nguồn gốc từ Nhật Bản.Không chỉ màu sắc, phong cách và cách thực hiện các bản vẽ của Hokusai, chủ đề cũng là yếu tố khiến màu xanh này có ảnh hưởng toàn diện.Bộ sưu tập các bản phác thảo “manga” của ông đã nâng cuộc sống đường phố thường nhật thành nghệ thuật, những ý tưởng đó còn soi đường cho Edgar Degas và Henri de Toulouse-Lautrec.Cả hai đều học hỏi rất nhiều thuật vẽ của Hokusai về xã hội lân cận và nét buông lơi của cơ thể phụ nữ.Claude Monet bị quyến rũ bởi nền mỹ học theo “chủ nghĩa Nhật Bản” đến nỗi ông đã mua 250 bản tranh khắc gỗ của Nhật, trong đó có 23 tác phẩm của Hokusai.Nghệ thuật và cuộc đời của Monet đều bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều này và họa sĩ đã thiết kế khu vườn của mình giống một bức tranh của Nhật, trong khi vợ ông mặc một bộ kimono đi dạo xung quanh.Có lẽ ảnh hưởng rõ rệt nhất đến các họa sĩ châu Âu sáng lập nên chủ nghĩa hiện đại là bức tranh nổi tiếng Đêm đầy sao của Van Gogh, lấy cảm hứng từ cơn sóng xanh của Hokusai, từ màu sắc đến hình dáng bầu trời.Trong thư gửi anh trai, Van Gogh nhấn mạnh việc bậc thầy người Nhật Bản đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới ông.“Thác Amida từ trên đường Kisokaidō xa xôi” (Kiso no oku Amida-ga-taki) (1834-1835) của Katsushika Hokusai thuộc bộ “Chuyến tham quan các thác nước ở nhiều tỉnh” (Shokoku taki meguri). Ảnh hưởng của Hokusai tới châu ÂuTầm quan trọng của Hokusai đối với chủ nghĩa hiện đại châu Âu thời kỳ đầu vừa rộng lớn, vừa được định hình rõ nét. Ít ai biết được rằng Hokusai đã tự vay mượn từ văn hóa hình ảnh của châu Âu.Mặc dù trong cuộc đời họa sĩ, Nhật Bản bị cai trị bởi Sakoku, một chính sách kéo dài 250 năm ngăn cấm trao đổi với thế giới bên ngoài hoặc đối mặt với án tử, một nhóm nghệ sĩ và nhà khoa học Nhật Bản đã bí mật tìm hiểu về những bí ẩn kỳ lạ trong cách thể hiện của phương Tây.Hokusai lấy ảnh hưởng từ một họa sĩ “Rangakusha” (từ chỉ các học giả Nhật chuyên nghiên cứu khoa học ngoại quốc, chủ yếu từ Hà Lan) có tên Shiba Kokan, người đã thử nghiệm với các nguyên tắc sáng tác của châu Âu.Trong Sóng lừng, Hokusai đã bỏ qua cách nhìn truyền thống đồng kích thước của Nhật Bản, nơi những môtip luôn được đánh giá quy mô theo tầm quan trọng, thay vào đó là phong cách năng động của phương Tây với những cách nhìn đan xen.Điều này khiến người xem tác phẩm có cảm giác ấn tượng cơn sóng như sắp đổ ập xuống đầu. Sự đam mê những tác phẩm cuối cùng của Hokusai của người châu Âu một phần là bởi Hokusai sử dụng một phong cách sáng tác quen thuộc.Tuy nhiên, sự thật lịch sử này ngủ yên trong nhiều thập kỷ vì trái ngược hoàn toàn với cách nhìn của châu Âu về Nhật Bản.Trong trí tưởng tượng của phương Tây, Nhật Bản là một vùng đất được bao bọc bởi hổ phách, với những con người thuần khiết, gần gũi với thiên nhiên, sự tách biệt đó đã giúp họ tránh khỏi những nỗi kinh hoàng mà công nghiệp hóa đã gây ra cho châu Âu.Trên thực tế, Hokusai đã pha trộn khéo léo màu sắc và cấu trúc của châu Âu với các môtip và phương cách Nhật Bản thành một tác phẩm quốc tế hấp dẫn. Có lẽ nếu không có bản tranh khắc đặc sắc của Hokusai, làn sóng lớn của chủ nghĩa hiện đại châu Âu đã chẳng bao giờ xảy ra.■(Zac Herman chuyển ngữ từ trang The Conversation) Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Cuộc chơi với màu sắc Tags: Sóng lừngĐêm đầy saoSắc xanh thay đổi thế giớiXanh phổ
Ra thế giới với Việt Nam trong tim TUỔI TRẺ ONLINE 28/01/2025 20 năm trước, 'công dân toàn cầu' còn là một khái niệm mới được giới trẻ Việt Nam tìm hiểu và lấy làm ước mơ, khát vọng phấn đấu để đi xa tiến xa. Nhưng hiện nay, với thế hệ gen Z, công dân toàn cầu đã là một điều tất yếu của cuộc đời.
Làng Nủ hồi sinh sau lũ quét, nụ cười đã tìm về, dịu lại những gương mặt khổ đau 28/01/2025 Sau hơn một tháng dọn vào khu tái định cư, cuộc sống của những hộ dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang dần ổn định. Họ đang chuẩn bị đón cái Tết đầu tiên trong ngôi làng mới.
Tin tức thế giới 28-1: Nvidia mất gần 600 tỉ USD; Colombia điều máy bay nhận người bị Mỹ trục xuất DUY LINH 28/01/2025 Loạt dự án nhân đạo tại Ukraine điêu đứng khi Mỹ dừng viện trợ; Ấn Độ và Trung Quốc nối lại đường bay sau 5 năm cắt đứt.
Hà Nội dừng trình diễn drone mang theo pháo hỏa thuật trong đêm giao thừa PHẠM TUẤN 28/01/2025 Phần trình diễn ánh sáng bằng drone trong chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long" bị dừng để đảm bảo sự thành công của chương trình.