TTCT - Nỗ lực nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ và giảm kỳ thị xung quanh căn bệnh này vẫn chưa thể kết thúc. Ảnh: New ScientistMặc dù nhận thức về chứng sa sút trí tuệ ngày càng tăng, sự kỳ thị đối với chứng bệnh này vẫn còn lan rộng, gây hậu quả đáng kể cho những người sống chung với bệnh và người chăm sóc họ. Đây là nội dung chính của Báo cáo thế giới về Alzheimer năm 2024, do Trường Kinh tế và Chính trị London (LSE) và Tổ chức Alzheimer quốc tế (ADI) công bố nhân Ngày Alzheimer thế giới 21-9 vừa qua. Dựa trên dữ liệu từ khảo sát năm 2019, báo cáo năm 2024 theo dõi các thay đổi về kiến thức và thái độ với sa sút trí tuệ - được xác định là một tình trạng do nhiều bệnh gây ra, trong đó Alzheimer là phổ biến nhất - trong 5 năm qua. Khảo sát nhận được hơn 40.000 phản hồi từ những người đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, người chăm sóc, các chuyên gia y tế, và người dân từ 166 quốc gia và vùng lãnh thổ.Kết quả cho thấy hiểu sai (misconception) và tin sai (incorrectly believe) về chứng sa sút trí tuệ vẫn tồn tại. Trong nhiều trường hợp, sự kỳ thị thậm chí còn gia tăng. Kỳ thị liên quan đến sa sút trí tuệ tiếp tục tạo ra rào cản đối với việc chẩn đoán kịp thời và tiếp cận chăm sóc. Cụ thể, 65% các chuyên gia y tế và chăm sóc sức khỏe có niềm tin sai lầm rằng chứng sa sút trí tuệ là một phần bình thường của quá trình lão hóa; tỉ lệ này ở người bình thường là 80% (tăng đáng kể so với 66% năm 2019).Và nhiều con số đáng lo khác: 88% số người đang sống với chứng sa sút trí tuệ cho biết họ từng bị phân biệt đối xử, tăng từ 83% năm 2019. Hơn 1/4 dân số toàn cầu hiểu sai rằng không thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ; riêng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, con số này tăng từ 20% năm 2019 lên 37% năm 2024.Tỉ lệ người tin rằng việc đưa người thân sa sút trí tuệ vào nhà dưỡng lão là lựa chọn tốt nhất, ngay cả khi họ không muốn, đã tăng ở mọi nhóm thu nhập (từ 9% lên 33% ở các quốc gia có thu nhập thấp, từ 25% lên 29% ở các quốc gia thu nhập cao). 9,3% người sống với bệnh sa sút trí tuệ và 11,1% người chăm sóc không cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ; con số này đối lập với tỉ lệ 2,6% ở các chuyên gia y tế và 3,5% với công chúng nói chung.Báo cáo nhấn mạnh: việc nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ, dù quan trọng, vẫn không đủ để giảm kỳ thị. Ngay cả ở những khu vực kiến thức về bệnh đã tăng lên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là những thách thức đáng kể. Theo ADI và LSE, mọi nỗ lực giảm kỳ thị "cần phải dựa trên tiếng nói của những người sống với sa sút trí tuệ, gia đình và đối tác chăm sóc để đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử".Wendy Weidner, giám đốc nghiên cứu và xuất bản của ADI, cho biết kết quả của hai khảo sát cách nhau 5 năm cho thấy nhiệm vụ nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ và giảm kỳ thị xung quanh căn bệnh này "vẫn chưa kết thúc". Tags: Sa sút trí tuệTrí tuệChăm sóc Sức KhỏeNâng cao nhận thức
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.