Những nạn nhân này uống rượu có nhãn hiệu do công ty sản xuất mà cũng bị ngộ độc đến mất mạng thì nguy hiểm quá. Và rượu có nhãn hiệu mà hàm lượng methanol vượt quá ngưỡng cho phép đến 2.000 lần như báo chí đưa tin quả là kinh khủng...
Phóng to |
"Rượu ở Tây Ban Nha không rẻ nên không phải ai cũng có thể mua để uống. Hơn nữa, mua rượu ở Tây Ban Nha cũng không dễ dàng. Ở VN, tôi để ý thấy ngay cả đứa bé cũng có thể cầm tiền ra mua rượu giúp cho người lớn" Juan Costa Ribas |
Rượu là một phần không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Trong tiếng Việt, chữ ẩm thực thể hiện rất rõ phải có “ẩm” rồi mới “thực”, và đó cũng là hai yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt. Dẫu biết vậy nhưng khi sống ở VN, thấy nhiều người uống rượu bất kể giờ giấc tôi thật sự sốc. Lúc mới đến VN, tôi từng nghe kể có những đàn ông Việt ngồi “lai rai” cả chai rượu đế với một trái ổi hay trái cóc bất kể giờ nào trong ngày tôi cũng không biết thực hư thế nào. Thế nhưng khi đi về các tỉnh ĐBSCL, tận mắt chứng kiến cảnh này tôi không thể không sửng sốt. Có lần tôi ra Hà Nội đi ăn phở buổi sáng, nhìn trên bàn có chai đựng rượu nhưng tôi không nghĩ đó là rượu và khi chưa kịp nghĩ xem đó là gì thì bàn bên cạnh đã có người rót rượu ra ngồi nhâm nhi... Sau nhiều năm sống ở VN, tôi luôn bị sốc khi đọc báo thấy có những người Việt uống rượu bị ngộ độc mà chết. Thương tâm quá, uống rượu là để vui, để thưởng thức cảm giác lâng lâng... mà phải trả giá bằng mạng sống của mình thì cái giá đó đắt quá. Mà tin tức kiểu này lâu lâu lại có.
Phóng to |
Juan Costa Ribas |
Sống ở VN, tôi biết có rất nhiều lò rượu thủ công nhưng tôi không dám uống những loại rượu này và các loại rượu ngâm con này, con kia, cây cỏ, nhân sâm... vì không biết có thành phần gì trong rượu, liệu có bị ngộ độc hay không. Tôi đọc báo thấy trên thị trường VN có nhiều loại rượu kém chất lượng, rượu giả làm người uống dễ bị ngộ độc, nhẹ thì ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng thì mất mạng.
Tôi nghĩ cơ quan nhà nước phải quản lý thật chặt và thường xuyên nguồn rượu sản xuất và bán trên thị trường. Người mua không thể nào biết được chất lượng rượu mình mua có tốt, an toàn hay không mà đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt nguyên liệu sản xuất rượu từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất rượu. Và những công ty, doanh nghiệp này phải cam đoan đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Nếu nơi nào không đảm bảo được chất lượng rượu bán cho người tiêu dùng phải phạt thật nặng và rút giấy phép sản xuất kinh doanh rượu.
Đánh thuế nặng để nâng giá rượu lên Ở VN có nhiều cơ quan cùng kiểm tra, kiểm soát nguồn rượu trên thị trường nhưng không hiểu sao rượu không đạt chất lượng gây ngộ độc, chết người vẫn tràn lan. Theo tôi, nên tập trung trách nhiệm vào một cơ quan và cho họ có quyền xử phạt, kiểm soát chất lượng rượu... Khi đã kiểm soát được chất lượng rượu thì Nhà nước nên đánh thuế các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thật nặng để nâng giá bán rượu lên cao nhằm hạn chế người dân uống rượu một cách vô tội vạ. Và cũng nên tiến tới quy định cấm bán rượu cho trẻ chưa thành niên. Ngay cả thói quen nấu rượu thủ công tại nhà cũng phải thay đổi. Địa phương phải biết được ai trong khu vực mình quản lý có nấu rượu để kiểm soát chặt và tiến dần đến hạn chế sản xuất rượu theo kiểu này. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận