16/04/2024 10:00 GMT+7

Rừng tràm Trà Sư: Nhiều loài chim bị săn bắt

Rừng tràm Trà Sư là một điểm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng, khám phá thế giới loài chim giữa khu rừng xanh mát. Đây được xem là nơi bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài chim quý hiếm, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch xanh, bền vững.

Gà chạy bộ với bộ cánh màu xanh đẹp mắt -  Ảnh: Cty cung cấp

Gà chạy bộ với bộ cánh màu xanh đẹp mắt - Ảnh: Cty cung cấp

Nơi đây, những cây tràm vươn mình cao vút để làm nơi trú ẩn cho đàn chim về, phủ kín mặt nước dưới gốc tràm là một màu xanh mịn mát của các loại bèo. Đến rừng tràm, du khách được trải nghiệm một vùng sinh thái trù phú với tiết trời mát mẻ, không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và thanh bình.

Cánh cò trắng tinh khôi tung bay trong ánh hoàng hôn - Ảnh: Cty cung cấp

Cánh cò trắng tinh khôi tung bay trong ánh hoàng hôn - Ảnh: Cty cung cấp

Nhưng người dân sống ven theo bìa rừng vẫn thờ ơ trước những sinh mệnh của chim, cò và thực hiện hành vi săn bắn, bẫy lưới, làm số lượng chim cò quý hiếm bị hao hụt. Một phần do người dân quan niệm "chim trời, cá nước", ai cũng có thể săn bắt, mà chưa hiểu được đó hành vi phạm pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, chế biến, kinh doanh trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư có thể bị xử lý hành chính, phạt từ 1 triệu đồng đến 360 triệu đồng hoặc xem xét khởi tố hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

"Cò tặc" thường hoạt động từ chạng vạng tối đến sáng, bũa vây bằng nhiều hình thức như dùng lưới bắt cả đàn chim, dùng loa nhại tiếng chim kêu để dụ chim vào lưới, tẩm thuốc vào mồi, dùng bẫy chim hoặc dùng lưỡi câu móc vào con mồi như câu cá. Chim bị bắt sẽ được bày bán, hoặc thành mòi nhậu.

Chim cò bị sát hại trong vụ săn bắt chim cò trái phép tại Trà Sư- Ảnh; Cty cung cấp

Chim cò bị sát hại trong vụ săn bắt chim cò trái phép tại Trà Sư- Ảnh; Cty cung cấp

Trước những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến, đơn vị quản lý rừng, lực lượng kiểm lâm, công an xã đã ra quân ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp.

Đặc biệt, chỉ thị 04 của Thủ tướng (ngày 17-5-2022) được những người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ chim hoang dã rất đồng tình, góp phần chống nạn tận diệt chim trời.

Một góc rừng tràm Trà Sư- Ảnh: Cty cung cấp

Một góc rừng tràm Trà Sư- Ảnh: Cty cung cấp

Nhờ đó, vương quốc muôn chim ở rừng tràm Trà Sư được bảo tồn, nâng niu đến từng cá thể nhỏ nhất. Để rồi hàng nghìn cánh chim, cò tự do thả mình trên không gian yên bình, lượn lờ vũ khúc, hòa ca lãnh lót trong nắng mới và nhẹ nhàng đáp xuống đậu đặc ken trên những ngọn tràm.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên