12/08/2005 12:42 GMT+7

Rực rỡ cổ vật văn hoá Óc Eo - An Giang

Theo TCDL
Theo TCDL

Những di tích văn hoá Óc Eo, dấu vết của vương quốc Phù Nam được biết đến đầu tiên năm 1944, thuộc xã Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang. Óc Eo không chỉ là một di tích mà là một quần thể di tích phân bố trên sườn núi Ba Thê và cách đồng Óc Eo phẳng thấp trải rộng trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

LLggxXYN.jpgPhóng to
Những di tích văn hoá Óc Eo, dấu vết của vương quốc Phù Nam được biết đến đầu tiên năm 1944, thuộc xã Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang. Óc Eo không chỉ là một di tích mà là một quần thể di tích phân bố trên sườn núi Ba Thê và cách đồng Óc Eo phẳng thấp trải rộng trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

Hiện tại Óc Eo nằm sâu trong đất liền hơn 20 km nhưng theo các nhà địa chất, vào khoảng đầu Công nguyên, Óc Eo là một cửa biển thông qua vịnh Thái Lan.

Khi mới phát hiện, đa số các học giả nước ngoài đều hiểu sai về bản chất và nguồn gốc văn hoá Óc Eo. Họ thường trình bày nó như sự hình thành các vùng đất thực dân của Ấn Độ. Với những nguồn tư liệu mới, đặc biệt là kết quả của các nghiên cứu khai quật khảo cổ học ở miền Nam VN, Thái Lan, Mianma…đa số các nhà sử học từ Đông sang Tây đều cho rằng không thể hình dung Phù Nam là một đế quốc được tổ chức thống nhất thành một bộ máy cai trị và bóc lột mà chỉ là sự tập hợp của những tiểu quốc. Trong đó, mỗi tiểu quốc vẫn giữ nguyên tổ chức, tên gọi riêng và cả truyền thống của mình.

Sau đợt khai quật Óc Eo của Malleret năm 1994, công cuộc nghiên cứu nền văn hoá nổi tiếng này tạm thời gián đoạn bởi chiến tranh. Từ khi đất nước thống nhất đến nay, việc nghiên cứu, khai quật văn hoá Óc Eo được tiếp tục.

Hằng năm, di tích thuộc nền văn hoá này đã được các nhà khảo cổ học VN phát hiện, hàng loạt các cuộc khai quật với quy mô khác nhau đã được tiến hành tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khai quật đã đem về cho các bảo tàng ở Nam Bộ hàng vạn hiện vật có giá trị lịch sử và văn hoá, đa dạng về chất liệu cũng như nguồn gốc.

Những hiện vật được tìm thấy cho ta thấy trình độ kỹ thuật khéo léo cũng như độ tinh xảo trong nhiều nghề thủ công của cư dân Óc Eo. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong 30 năm qua cũng cho thấy văn hoá Óc Eo đã hình thành và phát triển trên một cơ tầng văn hoá bản địa vững chắc. Hơn thế nữa, các nhà khảo cổ học đã bước đầu lần tìm và chứng minh sự phát triển trực tiếp của văn hoá Tiền Óc Eo tới Óc Eo.

Với hơn 300 hiện vật thuộc các chất liệu đồng gốm, đá, đồng, vàng… được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử đa số là độc bản của mỗi bảo tàng và của văn hoá Óc Eo, du khách có thể thấy được đời sống vật chất, đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng của người Óc Eo.

Đồ gốm trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo rất phong phú về loại hình. Điểm nổi bật của các Óc Eo là có cổ và miệng hẹp, những chiếc ấm có vòi với nhiều loại nắp mang phong cách riêng và hoa văn khắc vạch được vẽ bằng loại bút nhiều răng. Người Óc Eo đặt biệt ưa thích đồ trang sức bằng vàng và đá quý. Số lượng thu được của loại hiện vật này cho đến nay lên tới con số hàng ngàn cho ta thấy sự phồn thịnh của tầng lớp trên trong xã hội.

Đồng thời, sự tinh xảo trên một số đồ trang sức thể hiện rõ nét tài hoa của người thợ kim hoàn đương thời. Sưu tập tiền với nhiều loại chất liệu: Bạc, đồng, kẽm, có những đồng tiền được cắt tư, cắt tám để làm tiền lẻ tìm thấy ở Óc Eo khá phổ biến ở nhiều di tích ven vịnh Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Mianma. Điều này cho thấy cả một dòng thương nghiệp nối liền Óc Eo với Ấn Độ Dương bằng đường biển thông qua vịnh Thái Lan và có thể có cả đường bộ theo đường nội địa.

Thông qua phòng trưng bày, ban tổ chức hi vọng người xem sẽ thấy rõ hơn sự phát triển biện chứng và nội tại của văn hoá Óc Eo cũng như quá trình tiếp biến của nó với bên ngoài thể hiện trên những tác phẩm bằng đá và đồng

Theo TCDL
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên