14/06/2013 08:41 GMT+7

Rồi mai mưa gió qua đây...

THU HÀ
THU HÀ

TT - Các anh đến tự lúc nào hỡi những người lính giữ biên cương. Ai tính tháng tính năm cùng ngọn sóng! Neo hồn mình giữa quần đảo Trường Sa, mưa như roi, gió cắt thịt da, nắng lột mặt người, nước biển ăn chân, con hàu cứa. Vết thương chồng lên những vết thương. Quê nhà hiện lên khi biển mù sương, sóng chộp vào giấc ngủ - giật mình tưởng lửa cháy Trường Sa...

TT - Các anh đến tự lúc nào hỡi những người lính giữ biên cương. Ai tính tháng tính năm cùng ngọn sóng! Neo hồn mình giữa quần đảo Trường Sa, mưa như roi, gió cắt thịt da, nắng lột mặt người, nước biển ăn chân, con hàu cứa. Vết thương chồng lên những vết thương. Quê nhà hiện lên khi biển mù sương, sóng chộp vào giấc ngủ - giật mình tưởng lửa cháy Trường Sa...

yhUKDoow.jpgPhóng to
Sách do NXB Hội Nhà Văn ấn hành. Buổi ra mắt sách sẽ diễn ra tại cụm rạp BHD, TP.HCM ngày 17-6 - Ảnh: H.Hương

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Những vần thơ cồn cào đau đớn, nóng bỏng thời sự ấy được Thu Bồn viết tại Trường Sa từ năm 1998. Người lính già đi lính từ thuở 12, lúc rời quân ngũ vẫn chỉ là người lính ấy không lúc nào quên sứ mệnh phải đứng ở nơi tuyến đầu và phải viết những vần thơ lửa cháy mà ông tự đặt ra cho cuộc đời mình.

Những vần thơ ấy vừa trở lại trong tập sách Tráng sĩ hề... dâu bể. Cuốn sách được hai người bạn thân của ông, nhà phê bình Ngô Thảo và nhà sản xuất xe lăn Nguyễn Tiến Toàn, sưu tầm, giới thiệu và tự bỏ tiền in ấn để thay nén hương tưởng nhớ nhà thơ của đất Quảng và Tây nguyên, nhà thơ của tình yêu và tình bạn, nhân kỷ niệm 10 năm ông về với đất mẹ (17-6-2003 - 17-6-2013). Trên mộ ông, bạn bè khắc hai câu thơ trong trẻo nhẹ nhàng và mộc mạc, gần với ông nhất: Rồi mai mưa gió qua đây/Em còn ở với cỏ cây, anh về. Người tráng sĩ mang tên Hà Ðức Trọng đã 10 năm về với bến sông Thu Bồn quê mẹ, nhưng ông còn để lại một tình yêu, một nỗi đau...

Hai người con của ông đều sinh trong chiến trường. Hà Thảo Nguyên được cha mẹ khoét đáy balô, cho hai chân vào ngồi trên lưng, vượt Trường Sơn ra Bắc, đã ra đi vì ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam. Hà Băng Ngàn bị máu trắng, sức khỏe cũng suy yếu trầm trọng và từ lâu đã không tự chăm sóc được bản thân, hoàn toàn phụ thuộc người mẹ già. Người vợ đầu của Thu Bồn là một trung tá bác sĩ quân y, bà đã dành cho ông cả tuổi trẻ và tình yêu của mình nơi chiến trận. Nhưng số phận không cho họ ở gần nhau. Là một phụ nữ kín đáo, tự trọng, bà lùi sau những vinh quang của người chồng cũ, tự mình chăm sóc đứa con trai không may mắn, và không bao giờ lên tiếng kêu ca.

Nhưng cũng chính vì thế mà đồng đội, bạn bè ông không thể quên bà và các con. Những người làm sách dự định dùng toàn bộ số tiền bán sách để góp một chút, thêm vào trang trải chi phí thuốc men hằng ngày của Hà Băng Ngàn, cũng là "một chút gì" của người cha để lại cho cậu con trai duy nhất, vì ngôi nhà của Thu Bồn trên suối Lồ Ồ đã bị người chủ sau bán qua tay nhiều chủ khác từ lâu.

Rồi mai mưa gió qua đây..., Thu Bồn làm câu thơ ấy cho người con gái mà ông yêu, không ngờ nó lại vận vào ông cả khi ông đã về với cây cỏ.

Tráng sĩ hề... dâu bể tập hợp 88 bài thơ, nhiều bài đã được các thế hệ người VN thuộc lòng: Hôn mảnh đất quê hương, Gửi lòng con đến cùng Cha, Hành phương Nam, Tạm biệt Huế, Mong em về trước cơn mưa, Mưa tháng sáu... Bên cạnh đó, ngoài những bài viết của đồng đội, bạn bè và người hâm mộ Thu Bồn là những bài viết, ghi chép, phát biểu của chính ông, rải rác từ cuối những năm 1960 đến trước ngày ông lâm bệnh nặng rồi mất. Văn ông, hào sảng và phóng túng như thơ ông, đọc lại chắc sẽ có người kêu: quá cũ! Nhưng nếu đọc thật kỹ, trong tổng thể khối lượng tác phẩm hơn 1.000 bài thơ, gần 10 tiểu thuyết, 5 trường ca, và với một tâm thế hiểu được con người và thời đại Thu Bồn sống, sẽ thấy nó nhất quán tuyệt đối với sự nồng nhiệt, cháy bỏng và phóng túng trong cuộc đời và thơ ca của ông.
THU HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    C\u00e1c anh \u0111\u1ebfn t\u1ef1 l\u00fac n\u00e0o h\u1ee1i nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi l\u00ednh gi\u1eef bi\u00ean c\u01b0\u01a1ng. Ai t\u00ednh th\u00e1ng t\u00ednh n\u0103m c\u00f9ng ng\u1ecdn s\u00f3ng! Neo h\u1ed3n m\u00ecnh gi\u1eefa qu\u1ea7n \u0111\u1ea3o Tr\u01b0\u1eddng Sa, m\u01b0a nh\u01b0 roi, gi\u00f3 c\u1eaft th\u1ecbt da, n\u1eafng l\u1ed9t m\u1eb7t ng\u01b0\u1eddi, n\u01b0\u1edbc bi\u1ec3n \u0103n ch\u00e2n, con h\u00e0u c\u1ee9a. V\u1ebft th\u01b0\u01a1ng ch\u1ed3ng l\u00ean nh\u1eefng v\u1ebft th\u01b0\u01a1ng. Qu\u00ea nh\u00e0 hi\u1ec7n l\u00ean khi bi\u1ec3n m\u00f9 s\u01b0\u01a1ng, s\u00f3ng ch\u1ed9p v\u00e0o gi\u1ea5c ng\u1ee7 - gi\u1eadt m\u00ecnh t\u01b0\u1edfng l\u1eeda ch\u00e1y Tr\u01b0\u1eddng Sa..." />