Ảnh: NEW YORK POST
Theo trang Science Daily, đây là thành tựu của các nhà khoa học thuộc trường Y khoa đại học Washington, Mỹ. Khả năng sản xuất hàng loạt các bộ phận dạng thu nhỏ của con người mở ra cơ hội lớn để nhân rộng việc sử dụng các phiên bản nội tạng đó trong nghiên cứu cơ bản và bào chế thuốc.
"Đây là một ‘vũ khí bí mật’ mới trong cuộc chiến chống bệnh tật của chúng tôi", nhà nghiên cứu Benjamin Freedman, thành viên của nhóm nghiên cứu, chia sẻ.
Trước đây các nhà khoa học thường nuôi cấy tế bào dùng cho mục đích nghiên cứu y sinh bằng cách nuôi cấy chúng trong điều kiện bề mặt phẳng tại phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên cách này đơn giản tới mức họ không thể mô phỏng được cách thức hoạt động của các tế bào thực sự.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách nuôi cấy thành công những tế bào này thành các dạng cấu trúc 3D phức tạp hơn gọi là các bộ phận thu nhỏ (mini-organ).
Thành tựu này giúp họ có thể tạo ra các phiên bản thu nhỏ của nội tạng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể sản xuất hàng loạt các phiên bản nội tạng người thu nhỏ từ tế bào gốc.
Nhà khoa học Freedman chia sẻ về sự tiện lợi của robot trong quá trình này: "Thông thường chỉ nguyên việc thiết lập một quá trình thử nghiệm này sẽ ngốn mất của nhà nghiên cứu nguyên một ngày, trong khi robot chỉ làm việc đó trong 20 phút.
"Không những thế, robot cũng không biết mệt và không gây sai sót… Rõ ràng là vậy, với những công việc mang tính lặp lại và tẻ nhạt như thế này, robot có thể làm tốt hơn con người", ông Freedman nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận