Duy trì bảng cân đối tài sản mạnh
Với tổng tài sản đạt 699.000 tỉ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có sự tăng trưởng mạnh về quy mô. Đồng thời, tín dụng tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Theo đó, tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 3 năm 2022 đạt 444.600 tỉ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm 2022.
Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 226.500 tỉ đồng, chiếm 49% danh mục tín dụng của ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 69.400 tỉ đồng.
Với sự tin tưởng của khách hàng, Techcombank tiếp tục thu hút lượng tiền gửi dẫn đầu. "Nắm bắt được yêu cầu nguồn vốn và thanh khoản là yếu tố hàng đầu, Techcombank đã nhanh chóng thực hiện các chương trình gắn kết khách hàng để thu hút dòng tiền tiết kiệm. Đồng thời, ngân hàng còn tăng trưởng mạnh phần tiền gửi trong quý 4 lên mức tăng 14%, gấp đôi tăng trưởng của thị trường" đại diện Techcombank cho hay.
Với tổng tiền gửi đạt là 358.400 tỉ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái, Techcombank tiếp tục có lợi thế mạnh về vốn cùng với các khoản vay hợp vốn đã được thực hiện năm 2022.
Tiền gửi có kỳ hạn đạt 225.900 tỉ đồng, tăng 44,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 132.500 tỉ đồng, giúp Techcombank tiếp tục duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu về CASA.
Tăng trưởng bền vững
Ông Phùng Quang Hưng - phó tổng giám đốc thường trực Techcombank - cho biết, từ nhiều năm nay, Techcombank luôn lựa chọn khẩu vị đầu tư thận trọng chắc chắn và đề cao phát triển bền vững.
Về khả năng sinh lợi, Techcombank đề ra các mục tiêu hấp dẫn. theo đó các chỉ số mà không nhiều ngân hàng ở châu Á đạt được như tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trên 3%, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình 20%, hay tỉ suất lợi nhuận ròng ở mức 5%. Song trong nhiều năm, Techcombank đã làm được.
"Hiện tỉ lệ đòn bẩy Techcombank ở mức thấp. Ngân hàng không tìm cách tăng trưởng bằng mọi giá" - ông Hưng chia sẻ.
Để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, Techcombank đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ. Đơn cử như công nghệ định danh và xác thực ngân hàng số hóa (eKYC), Techcombank đã áp dụng từ nhiều năm nay, giúp nhận diện khách hàng tự động, hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản và các hoạt động khác. Trong mảng thẻ tín dụng, lượng thẻ mới 2022 tăng trưởng 40% nhờ ứng dụng công nghệ này.
Techcombank xác định cần nỗ lực nhiều hơn để am hiểu được thói quen tiêu dùng, nhu cầu chi tiêu hàng ngày của khách hàng, từ thanh toán hóa đơn đến lên kế hoạch quản lý gia sản dài hạn với chi tiêu cho giáo dục, vay mua nhà…
An toàn vốn tăng gần gấp đôi yêu cầu
Với lợi thế về thanh khoản và vốn, Techcombank tiếp tục duy trì tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 28,8%, thấp hơn nhiều so với giới hạn mới 34% theo quy định hiệu lực từ ngày 1-10-2022.
Đặc biệt, tỉ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II ở mức 15,2% vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8%.
Techcombank được Moody’s đánh giá là ngân hàng có mức độ uy tín cao nhất trong tại Việt Nam, với các điểm mạnh nổi bật về vốn và khả năng sinh lời.
Tỉ lệ nợ xấu của Techcombank ở mức 0,9%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành
Trong năm 2023, Techcombank kỳ vọng nợ xấu sẽ được quản lý ở mức phù hợp với môi trường kinh tế chung và những thay đổi trong cơ cấu danh mục cho vay. Ngân hàng cũng sẽ tăng cường các giải pháp quản trị tài chính để duy trì thanh khoản cùng doanh nghiệp, tăng cường các trải nghiệm cá nhân hóa và hợp tác cùng các đối tác lớn để gia tăng ưu đãi cho khách hàng.
Huy động vốn một cách đa dạng với chi phí thấp là chiến lược của Techcombank, điều đó gắn liền các cấu phần khác là ngân hàng giao dịch chính phục vụ khách hàng, đa dạng hóa nguồn thu, phục vụ nhu cầu toàn diện khách hàng,… để đạt được mục tiêu tốt hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận