RMIT tổ chức Hội nghị nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em

Hội nghị Bảo vệ trẻ em và An toàn học đường Việt Nam năm 2024 đẩy mạnh bảo vệ và nâng cao an sinh cho trẻ em, bằng cách khích lệ thực hành an toàn trong các nhóm đối tượng khác nhau ở Việt Nam.

RMIT tổ chức Hội nghị nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em- Ảnh 1.

Đại biểu tham dự hội nghị cùng cam kết tạo ra một môi trường an toàn hơn cho trẻ em và thanh thiếu niên

Được đồng tổ chức bởi RMIT Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham Việt Nam) tại TP.HCM và Mạng lưới các trường quốc tế Sài Gòn, sự kiện diễn ra xuyên suốt ngày 29-2 tại cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT.

Hội nghị đã thu hút hơn 450 người tham dự từ nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau, hướng tới nâng cao nhận thức, chia sẻ cách làm tốt nhất và khích lệ hợp tác bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Hội nghị có 6 diễn giả chính và 25 phiên thảo luận, đề cập đến hàng loạt chủ đề liên quan đến bảo vệ và an sinh trẻ em, chẳng hạn như bắt nạt trực tuyến, lạm dụng về mặt thể chất, bạo lực gia đình, các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe tâm thần. 

Đại biểu tham dự hội nghị có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu kết nối với người cùng ngành, cùng cam kết tạo ra một môi trường an toàn hơn cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Tiến sĩ Catriona Moran, hiệu trưởng Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) - một trong những đơn vị đồng tổ chức Hội nghị Bảo vệ trẻ em và An toàn học đường Việt Nam năm 2024

Tiến sĩ Catriona Moran, hiệu trưởng Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) - một trong những đơn vị đồng tổ chức Hội nghị Bảo vệ trẻ em và An toàn học đường Việt Nam năm 2024

Tiến sĩ Catriona Moran, hiệu trưởng Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) - một trong những đơn vị đồng tổ chức, phát biểu khai mạc hội nghị: ‘Chúng ta có mặt tại đây vì cùng mong muốn những đứa trẻ dưới sự quan tâm, chăm sóc của chúng ta đều sẽ có một tuổi thơ hạnh phúc và cơ hội lớn lên trở thành phiên bản tốt nhất của các em.

Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để giữ cho các em an toàn và bảo vệ các em. Vậy nên, các khái niệm về an toàn và bảo vệ trẻ em sẽ bao trùm tất cả các phiên thảo luận của chúng ta hôm nay.

Mục tiêu cuối cùng của chúng ta với tư cách cộng đồng là đảm bảo văn hóa giữ an toàn cho trẻ em và môi trường an toàn được xây dựng trong các tổ chức, đồng thời đẩy mạnh phòng ngừa và khả năng can thiệp sớm nếu phát hiện hành vi lạm dụng, bỏ bê trẻ em.

Từ kinh nghiệm hoạt động của mình, chúng tôi nhận thấy điều này chỉ có thể đạt được thông qua các hoạt động lấy trẻ em làm trọng tâm, bao gồm quy trình tuyển dụng nhân viên an toàn, thực hiện và tuân thủ các chính sách và thủ tục bảo vệ trẻ em, làm việc theo các quy tắc ứng xử đảm bảo an toàn, thường xuyên đào tạo và đảm bảo rằng trẻ em có thể lên tiếng khi an toàn và an sinh của các em bị ảnh hưởng’.

Phó giám đốc phụ trách bộ phận chăm sóc sức khỏe và tâm lý RMIT Việt Nam, ông Michael Tower và Giám đốc Hagar International tại Việt Nam, bà Giang Thị Thu Thủy 

Phó giám đốc phụ trách bộ phận chăm sóc sức khỏe và tâm lý RMIT Việt Nam, ông Michael Tower và Giám đốc Hagar International tại Việt Nam, bà Giang Thị Thu Thủy

Ông Michael Tower, phó giám đốc phụ trách bộ phận chăm sóc sức khỏe và tâm lý thuộc Đại học RMIT Việt Nam, cho biết: ‘Tiêu chí đầu tiên trong cam kết của Đại học RMIT với Việt Nam là tập trung vào các hoạt động gắn kết cộng đồng nhằm tạo ra khác biệt. Hội nghị này là một ví dụ về cách RMIT Việt Nam hỗ trợ cộng đồng qua việc phát triển chuyên môn và hoạt động giao lưu kết nối chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ trẻ em và gia đình’.

Là một chuyên viên công tác xã hội lâm sàng với kinh nghiệm làm việc tại Hoa Kỳ, Nepal và Việt Nam, ông Tower nhận thấy đảm bảo an toàn cho trẻ em là công việc đầy thách thức.

‘Đảm bảo an toàn cho trẻ em đòi hỏi phải phát triển chính sách, đào tạo, xử lý tình huống, nỗ lực phòng ngừa cũng như ứng phó với khủng hoảng’, ông nói.

‘Để xử lý các trường hợp liên quan đến bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, tôi đã làm việc với các bác sĩ, cố vấn, giáo viên, lãnh đạo trường, nhân viên lãnh sự và luật sư, và cho dù đã làm công việc này bao lâu đi nữa, tôi vẫn phải thường xuyên liên hệ với đồng nghiệp để được hướng dẫn và hỗ trợ’, ông cho biết thêm.

Ông Tower hy vọng rằng thông qua các bài thuyết trình và thành phần tham dự đa dạng từ các trường học, trường đại học, bệnh viện, phòng khám tâm lý, lãnh sự quán và các tổ chức phi chính phủ, đại biểu tham dự hội nghị có thể mở rộng mạng lưới giao lưu kết nối và chia sẻ chuyên môn của mình.

Nhân dịp này, ông Tower đã công bố ra mắt IMPACT, mạng lưới giao lưu kết nối các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và tâm lý mới do RMIT Việt Nam tài trợ. Sứ mệnh của tổ chức này là hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng cao về các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và tâm lý tại Việt Nam thông qua hoạt động phát triển chuyên môn, kết nối và chia sẻ nguồn lực.

Giám đốc Hagar International tại Việt Nam, bà Giang Thị Thu Thủy đánh giá cao chuyên môn và mạng lưới chuyên gia mà hội nghị mang đến cho bà cũng như các đại biểu khác.

Bà Thủy hy vọng đem đến một góc nhìn khác cho đại biểu tham dự và kỳ vọng sẽ biết thêm được các hướng tiếp cận khác cho những gì mà tổ chức của bà đang thực hiện - hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi xâm hại, bạo lực và mua bán người với phương pháp tiếp cận dựa trên hiểu biết về sang chấn.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên