TTCT - Các rạp chiếu hậu COVID, dù đã đông trở lại cũng khó có thể nhộn nhịp như xưa vì thói quen đi xi nê đã bị thay bằng nằm nhà coi trực tuyến, khiến giới làm phim "truyền thống" vất vả tìm cách kéo khán giả trở lại rạp. Ảnh: Kaelin Hagen/universe.byu.edu"Mọi người cần bắt đầu đi xem phim chiếu rạp trở lại. Chúng tôi không muốn bị stream tới chết!". Lời cảm thán trên Twitter hôm 4-12 của Jason Blum, một nhà sản xuất phim Hollywood, âu cũng là lời đại diện cho tình cảnh của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ trong năm 2022.Các rạp chiếu hậu COVID, dù đã đông trở lại cũng khó có thể nhộn nhịp như xưa vì thói quen đi xi nê đã bị thay bằng nằm nhà coi trực tuyến, khiến giới làm phim "truyền thống" vất vả tìm cách kéo khán giả trở lại rạp. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nền tảng streaming, vốn đã phải đấu nhau kịch liệt trong các năm qua, có thể khui sâm panh ăn mừng. Bức tranh phim ảnh 2022 cũng lẫn lộn các gam màu tối sáng như bao lĩnh vực khác của năm nay.Hollywood muốn...Tại Hollywood, không khí hối hả có thể được nhìn thấy trong các phòng họp cấp cao, khi đại diện các hãng sản xuất thúc giục các nhà phát hành đưa phim lên rạp chiếu nhiều hơn - thay vì chỉ phát hành trực tuyến. Trước sức ép của các đối tác làm phim lớn, Apple - nay đã sở hữu studio làm phim và kênh streaming Apple TV+ - cũng đang phải hứa hẹn cho phát hành phim tại rạp như một phần trong thỏa thuận hợp tác. Dưới áp lực tương tự, Netflix cũng đã phải đưa bom tấn Glass Onion của mình ra rạp trước khi có thể đưa lên nền tảng streaming vào tháng 12 này.Việc Hollywood còn muốn níu kéo với màn ảnh rộng cũng không có gì khó hiểu - rõ ràng nhất là mặt lợi nhuận. Các bom tấn doanh thu như Top Gun: Maverick mới ra mắt giữa năm nay bán được 1,45 tỉ USD tiền vé toàn cầu và giúp ngôi sao hành động Tom Cruise kiếm được không dưới 100 triệu USD - con số cát sê chưa diễn viên đóng phim chỉ phát streaming nào chạm tới được.Bên cạnh đó, các công ty quản lý cũng tin rằng phim ra rạp sẽ giúp tên tuổi các diễn viên của họ thăng hạng nhanh hơn nhiều so với phim streaming. "Nếu lựa chọn đúng đắn, một bộ phim rạp sẽ đẩy tên tuổi của diễn viên theo cách mà các kênh streaming không bao giờ làm được" - Jeremy Zimmer, giám đốc Công ty quản lý United Talent Agency, nói với Bloomberg. Tương tự là quan niệm rằng phim chiếu rạp sẽ giúp các nhà làm phim dễ theo dõi doanh thu và lợi nhuận hơn so với các kênh trực tuyến (vốn công khai rất ít số liệu về phim của mình), từ đó sẽ giám sát chi tiêu cẩn thận, khiến các dự án phim trở nên hiệu quả hơn. Dù vậy, mong muốn của các nhân vật này có lẽ không tìm được sự đồng cảm với khán giả.Ngay cả trước đại dịch, bối cảnh ngành phim cũng đã có những dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng xấu. Nhu cầu thị trường cho các thể loại như tình cảm - hài kịch ngày càng thu hẹp, khiến các tựa phim cũng thưa dần qua từng năm. Gần đây nhất, thể loại hoạt hình cũng đang trong chiều hướng đi xuống: tổng doanh thu của 5 phim hoạt hình thành công nhất trong năm 2022 chỉ đạt 400 triệu USD, chưa đạt một nửa con số tương tự năm 2019.Thực tế là...Trong năm 2022, lượng vé bán ra tại Mỹ đã giảm 30% so với năm 2019. Bom tấn Avatar: The Way of Water ra mắt dịp Giáng sinh này dự kiến sẽ lọt top các phim ăn khách nhất mọi thời đại, song doanh thu ngành vẫn sẽ thấp hơn đáng kể so với thời kỳ trước đại dịch. (Thực tế bộ phim chỉ thu được 435 triệu USD trong tuần công chiếu, so với mức kỳ vọng 450 triệu USD).Sẽ là thiếu công bằng nếu cho rằng khán giả đã từ bỏ rạp phim. Một số phim kinh phí lớn, có quảng bá tốt vẫn thừa sức hốt bạc tại phòng vé, như Free Guy (330 triệu USD doanh thu), Godzilla Vs. Kong (469 triệu USD), Spider-Man: No Way Home (1,9 tỉ USD) hay Top Gun: Maverick (1,4 tỉ USD). Dù vậy, sự thiếu vắng các dự án phim tầm trung trong năm qua đã khiến doanh thu phòng vé Mỹ tương đối ảm đạm. Thay vì tìm cách ra rạp, các dự án tầm trung này đang lũ lượt đổ về các kênh streaming như Netflix, Apple TV+ hay Amazon - nơi sẵn sàng đổ tiền và cho phép đoàn làm phim nhiều tự do sáng tạo hơn các đơn vị truyền thống. Không phải ngẫu nhiên mà Guillermo del Toro ngay sau khi giành tượng vàng Oscar cho The Shape of Water đã chọn Netflix làm "nhà" cho dự án tiếp theo của mình - một phiên bản hoạt hình mới của Pinocchio. Tương tự, đạo diễn huyền thoại Martin Scorcese cũng đã vui vẻ nhận khoản đầu tư 100 triệu USD từ Netflix để thực hiện The Irishman sau khi Paramount - đơn vị làm phim ban đầu - tỏ ra hết hứng thú.Cuộc chiến streamingCuộc chiến streaming giờ ra sao?Nhưng các ông lớn streaming không phải không có những vấn đề của riêng mình. Đầu tiên là Netflix, kẻ dẫn đầu đã kéo các công ty giải trí/công nghệ lớn lao vào cuộc chơi streaming để giành thị phần: Disney+ và Apple TV+ (2019), HBO Max và Peacock (2020), Paramount Plus và Discovery Plus (2021).Chỉ mới năm ngoái, Netflix vẫn còn khiến Phố Wall ngây ngất với chuỗi tăng trưởng người dùng ấn tượng kéo dài suốt 10 năm, thì đầu năm nay đã công bố lượng người dùng giảm 200.000 - con số tăng trưởng âm lần đầu tiên trong một thập kỷ. Sau thông báo này, giá cổ phiếu Netflix lao đầu giảm 37%. Trong quý kế tiếp, Netflix mất ròng thêm 970.000 người dùng.Tưởng chừng đây là tin mừng cho các đối thủ, nhưng không - con số gây thất vọng của Netflix đã tạo nên dư chấn lan khắp Hollywood, phá vỡ niềm tin vào tương lai tạo lợi nhuận tưởng như không thể đánh bại của các nền tảng streaming. Sau khi Netflix - nhân vật chiếm 25% thị phần toàn ngành - sụt giảm giá cổ phiếu, giá trị của Disney, Warner Bros và Paramount cũng lao dốc theo.Trong các tháng tiếp theo, các nhà đầu tư của Warner Bros và Disney cũng lần lượt phế truất các lãnh đạo Jason Kilar và Bob Chapek sau khi các lời hứa về cải cách - trong đó có việc tái cơ cấu việc phân phối phim, đồng thời thu về lợi nhuận cho kênh streaming của hãng - của các cá nhân này không đạt được kỳ vọng. (Trong 3 năm vừa qua, các kênh streaming lớn - trừ Netflix - đều báo lỗ, với mức tổng năm 2022 dự kiến ở mức 10-15 tỉ USD).Dù cuối cùng Netflix cũng có thể quay đầu trở về đà tăng trưởng, với gần 2,41 triệu người dùng mới trong quý 3, dự kiến thêm 4,5 triệu trong quý 4, song cú "nấc cụt" của nền tảng này vẫn đánh dấu một bước chuyển đáng kể trong ngành: các nền tảng streaming và các nhà đầu tư đã qua giai đoạn "trăng mật", và giờ đang suy nghĩ thực tế hơn để tìm cách hồi vốn. Netflix, Disney Plus, Apple TV và Hulu đều đã công bố kế hoạch tăng giá dịch vụ, giới thiệu các gói cước rẻ hơn đi kèm quảng cáo, đồng thời ngăn chặn việc chia sẻ password một cách mạnh tay hơn. "Cuộc chiến streaming" sẽ sang một chương mới, đi cùng với cái giá không hề nhỏ, và người đầu tiên phải trả có lẽ chính là các khán giả tại gia.Rạp phim vs NetflixMột chút dự báo về tương laiTrông có vẻ ảm đạm, nhưng ngành truyền thông giải trí Hollywood có lẽ sẽ không lâm vào cái "chết" thê thảm như lời Jason Blum nói. Các nhà phân phối cũng sẽ phải tìm một mô hình phù hợp để cân bằng giữa lịch chiếu rạp và phát hành online. Bài toán là làm sao để luôn có những bộ phim khiến khán giả đại chúng cảm thấy đủ quan trọng để chi tiền và dành thời gian đi xem ở rạp. Một cách làm mới nổi lên gần đây: rút ngắn lịch chiếu rạp, sau đó đưa lên streaming, thậm chí không cần chiếu rạp. "Mọi phim đều cần được quảng bá, nhưng không phải phim nào cũng cần lịch chiếu rạp kéo dài nhiều tháng. Streaming và dịch vụ cho thuê phim vẫn luôn ở đó" - Christie Marchese, giám đốc Công ty phân phối phim Kinema, cho biết.Trong chiến lược mới của mình, Disney cũng đã suy tính ít nhiều đến xu thế này. Sau một loạt thất bại của các phim dưới tay công ty con 21st Century Fox, hãng đã chuyển hướng cho các phim không-bom-tấn: từ "phủ rộng" các rạp khắp nước Mỹ thành các suất chiếu tại rạp giới hạn trong vài tuần - trước khi đẩy chúng lên các nền tảng như Hulu hay Disney +, hoặc đẩy chúng lên streaming ngay mà không cần ra rạp.Dù vậy, các nhà quan sát và khán giả cũng không tránh khỏi cảm thức về sự suy sụp của phù hoa Hollywood một thời. Cảm giác này, cùng các nhận định về sự xuống dốc của phim trong bức tranh nghệ thuật đại chúng, có lẽ đến từ việc hào quang của thần tượng kiểu Hollywood đang phai nhạt dần. Đây cũng không hẳn là điều đáng buồn: Đang có nhiều hơn một cách để nổi tiếng, và sự lên ngôi của influencer mạng xã hội được coi là dân chủ hơn so với mô hình "quý tộc Hollywood" cũ kỹ. Việc sân chơi bình đẳng hơn cũng giúp các ngôi sao gốc Phi, Á và Latin giành được nhiều sự chú ý hơn bao giờ hết.Sự hiểu cũ về văn hóa giải trí - rằng công chúng đang xem cùng một thứ, tôn thờ cùng một thần tượng - đã luôn là một viễn tưởng được tạo nên bởi góc nhìn hạn hẹn, quy định rằng ai thuộc về (hoặc không thuộc về) "công chúng". Thực tại mới của ngành phim đang có vẻ đa chiều, phi tập trung hóa, đồng thời cũng phân cực và chính trị hóa hơn bao giờ hết.■ Tags: Điện ảnhStreamingPhim chiếu rạpRạp phimHollywood
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.