Một quầy bán thịt trâu tại thủ đô Mumbai, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
Hơn một thập kỷ qua, Abu Zahrim, một người bán hàng rong trên đường phố Kuala Lumpur (Malaysia), vẫn liên tục thu lời trong tháng chay Ramadan của đạo Hồi nhờ món daging dendeng, một loại khô trâu cay đặc trưng.
Thế nhưng trong năm nay, đại dịch COVID-19 đã chặn đứng nguồn cung thịt trâu từ Ấn Độ. Giá bán bị đẩy lên cao ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán.
Malaysia và Ấn Độ là 2 nhà xuất khẩu thịt trâu lớn nhất thế giới. Đa số các cơ sở chế biết thịt trâu tại Ấn Độ đã bị đóng cửa vì đại dịch.
"Virus này đã đảo ngược mọi thứ", Abu nói.
Theo Reuters, Ấn Độ thường bán ra hơn 100.000 tấn thịt trâu mỗi tháng, thế nhưng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 3-2020 chỉ còn khoảng 40.000 tấn.
Giới quan sát dự đoán doanh số thịt trâu của Ấn Độ sẽ tiếp tục sụt giảm trong tháng 4 vì các lệnh phong tỏa diện rộng. Ngay cả khi các lệnh giới hạn bắt đầu được nới lỏng, doanh số tháng 5 vẫn bị cho là chưa thể hồi phục.
"Mọi thứ bây giờ vẫn chưa có lợi cho ngành của chúng tôi. Ngay cả khi là thực phẩm, sản phẩm này vẫn không được xem là trọng yếu đối với xuất khẩu.
Hiện tất cả các nhà xuất khẩu đang cố gắng bán ra số cổ phiếu họ đang nắm giữ", một nhà xuất khẩu tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ nói với Reuters.
Giá bán sỉ thịt trâu đông lạnh tại Malaysia đã tăng 15-20% trong tháng 4, so với cách đây một năm, rơi đúng vào tháng chay Ramadan.
Tháng lễ này thường đóng góp 20% vào lượng tiêu thụ thịt trâu mỗi năm của Malaysia.
"Thông thường người Malaysia sẽ tiêu thụ khoảng 350 container thịt trâu đến từ Ấn Độ trong một tháng. Con số này nay đã giảm một nửa", một nhà nhập khẩu tại Kuala Lumpur, Malaysia trả lời Reuters.
Nhu cầu bán lẻ sụt giảm giữa thời điểm phong tỏa của Malaysia đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu nói chung.
"Chúng tôi chỉ chấp nhận giao về theo lệnh giới hạn. Doanh thu đã giảm khoảng 80%", ông Ayub Khan, chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Hồi giáo Ấn Độ (Presma), cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận