Cũng như trà chanh chém gió, phô mai que hay trà sữa trước đó, trào lưu chè khúc bạch lan nhanh nhờ mạng xã hội, các diễn đàn, cộng đồng mạng.
Phóng to |
Trong một quán chè khúc bạch gần cầu Hoàng Hoa Thám (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: GIA TIẾN |
Từ Sài Gòn đến Hà Nội, không chỉ các tiệm chè khúc bạch bắt đầu mọc lên nhan nhản mà trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn món chè này cũng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của thực khách.
Từ vỉa hè đến nhà cao tầng
Ông Lý Trường Chiến (chuyên gia kinh tế): Sự nhạy bén của nhà kinh doanh Những trào lưu hay xu hướng tiêu dùng của giới trẻ rộ gần đây cho thấy nhà kinh doanh đã rất nhạy bén nắm bắt được tâm lý tiêu dùng, nhưng nó phản ánh phần nào sự thiếu hụt về các dịch vụ dành cho giới trẻ. Những người tiêu dùng trẻ luôn được xem dễ dàng đón nhận những cái mới nhưng trong chừng mực nào đó, nếu chạy theo xu hướng một cách thái quá sẽ có bất cập. Đó là những người tiêu dùng không biết vì sao mình mua hay sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà đơn giản chỉ chạy theo phong trào. Về lâu dài, các xu hướng này muốn tồn tại thì nhà kinh doanh phải có cách làm ăn đúng đắn, phải có trách nhiệm xã hội như cung cấp những sản phẩm chất lượng, hợp vệ sinh, an toàn cho người sử dụng. |
Vừa rẽ từ đường Trần Quang Khải xuống chân cầu Hoàng Hoa Thám (Q.1), một không khí nhộn nhịp, đông đúc gây ngợp cho người qua đường với những tấm biển “Chè khúc bạch”. Dù là ngày giữa tuần và mới tầm chiều nhưng khách đã ra vào nườm nượp với hàng xe máy lộn xộn, tiếng hò hét của các nhân viên giữ xe: “Mua về hay ăn tại chỗ?”.
Đôi khi đoạn đường này bị kẹt vì khách đến bối rối không biết gửi xe ở đâu. Cũng có khách thấy đông quá chọn phương án “mua về”. Nhân viên của quán cho biết mới mở hơn một tháng nhưng nhờ ăn theo con đường này, quán lúc nào cũng đông và còn mạnh miệng tuyên bố sẵn sàng phục vụ 24/24.
Cạnh đó, một quán chè khúc bạch khác có vẻ quy củ hơn nhờ hình ảnh nhân viên mặc đồng phục, tấm biển hiệu treo chỉn chu. Phụng, chủ quán, cho biết có những hôm đông quá phải huy động hết nhân viên, chủ quán vào bếp mới kịp phục vụ khách. Quán đông nhất tầm sau 6 giờ chiều, khi đó phải mở hết hai tầng lầu để đón khách.
Nhóm bạn trẻ của Thúy, thực khách đến ăn chè khúc bạch trên con đường này, cho biết tuần nào cũng ăn 2-3 chén. Chè có vị thanh mát nên giải khát được. “Mình biết loại chè này nhờ người bạn giới thiệu, cứ dắt vòng người này dẫn người kia đi ăn thử, dần dần cả nhóm đều thích” - Thúy nói.
Theo chị Phụng, chị bắt đầu kinh doanh loại chè này từ tháng 11-2012, ban đầu bán lề đường với chiếc xe đẩy khiêm tốn, vài ba cái bàn, sau đó khách đông quá mới chuyển sang thuê mặt bằng, kinh doanh ổn định hơn. Hồi mới mở quán chỉ bán một buổi từ 17 đến 22 giờ, rồi lượng khách tăng lên gấp bốn, gấp năm lần, quán mở cửa sớm hơn từ 13g nhưng lúc nào cũng đông nghẹt.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn đường này có sáu điểm bán chè khúc bạch. Có quán đang bán bún bò Huế thấy cơ hội kinh doanh chè này quá “ngon” cũng chuyển sang bán thêm chè khúc bạch. Một khu vực khác đông vui không kém nhờ sức hấp dẫn của món chè khúc bạch là con đường Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo (Q.5). Chè khúc bạch mới rầm rộ ở khu vực này thời gian gần đây. Một tiệm chè của người Hoa khá nổi tiếng ở đây cũng treo bảng có thêm chè khúc bạch để kéo khách.
Hấp dẫn vì sao?
Theo những người sành ăn, tại TP.HCM hiện có vài chục quán kinh doanh loại chè khúc bạch này. Ban đầu chè được bán trong quán ăn như là một món tráng miệng, sau đó mới được truyền tai nhau, quảng cáo và mọc lên những điểm bán chuyên chè khúc bạch. Mức độ ngon dở của loại chè do miếng đậu phụ trắng quyết định, rồi mới đến nước chè.
Theo chị Phụng, miếng đậu phụ phải được làm hoàn toàn từ sữa tươi và kem whipping cream mà không pha thêm giọt nước nào, các viên đậu phụ vì thế ăn thơm, béo và giòn chứ không loãng như một số quán. Một bí quyết khác để chè ngon là nước ăn kèm phải được nấu từ đường phèn pha với nước vải hộp. Chính vị ngọt của đường phèn giúp chén chè có vị thanh mát chứ không rát như đường hóa học.
Nhiều người cho rằng món chè khúc bạch được khởi xướng từ một quán ăn đặc sản Tây Ninh. Nhưng theo những người sành ăn, chè khúc bạch xuất hiện ở Sài Gòn khá lâu, là món tráng miệng của người Hoa được dùng trong các đám cưới, sinh nhật với tên gọi đậu phụ hạnh nhân. Tuy nhiên, so với chè khúc bạch, các miếng đậu phụ hạnh nhân không thơm, béo bằng. Ngày nay món chè được cải tiến một chút và trở nên thịnh hành nhờ nắm bắt đúng thị hiếu của thực khách.
Chủ quán trên đường Châu Văn Liêm (Q.5) cho biết chế biến món chè này không quá phức tạp, sự khác nhau giữa hương vị các quán là liều lượng sữa, kem trong
viên đậu phụ. Gần đây, để đa dạng, nhiều quán còn cải tiến nhiều loại khúc bạch mới như khúc bạch trà xanh, khúc bạch tiramisu, khúc bạch cà phê... Ngoài vị thơm của khúc bạch, yếu tố làm cho quán này đông khách hơn quán kia còn là hương vị trái cây thêm, số lượng các viên khúc bạch. Thông thường có 10-12 viên/chén, giá 20.000-30.000 đồng/chén tùy nơi.
Ông Lê Trường Giang (Viện Hóa học): Cẩn trọng với chất tạo đông Chất gelatin (hay gelatine) là chất rắn thu được sau quá trình thủy phân collagen có trong da và xương động vật hoặc có thể được chiết xuất từ thực vật. Gelatin được dùng phổ biến trong chế biến thức ăn làm bánh và các loại kẹo dẻo, chất này còn có ứng dụng trong công nghệ làm phim chụp ảnh. Nhìn chung chất gelatin vô hại, nhưng ở một số sản phẩm gelatin sản xuất từ động vật đã từng có cảnh báo liên quan đến việc lây truyền bệnh bò điên từ động vật sang con người. Ngoài bệnh bò điên, các sản phẩm gelatin được chiết xuất từ động vật khác rất có thể sẽ là chất trung gian lây truyền các bệnh từ động vật sang người sử dụng nếu như những sản phẩm gelatin này không thực hiện tốt các quy trình vệ sinh, loại bỏ mầm bệnh... trong chế biến. Chưa kể đến nhiều loại sản phẩm gelatin công nghiệp kém phẩm chất, chứa nhiều độc tố do được sản xuất từ công nghệ lạc hậu, kém vệ sinh, sử dụng nguyên liệu là da, xương động vật ôi, thiu... Một chất tạo đông khác được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm là rau câu, bột rau câu. Về cơ bản rau câu, bột rau câu không có hại, thậm chí có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở nhiều sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản... sẽ có nhiều nguy cơ gây hại cho con người. Về công dụng giải nhiệt hay làm mát, theo tôi, cũng như nhiều đồ uống giải nhiệt trong ngày hè, là do người ta bỏ đá lạnh hoặc làm lạnh trước khi dùng. Khi uống những đồ được làm lạnh trong những ngày nóng nực tất nhiên sẽ có cảm giác mát, đã khát. Tuy nhiên đây chỉ là cảm giác tức thì mà thôi vì những thành phần có trong chè khúc bạch như sữa, bột phụ gia, hoa quả... đều không có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể. Hà Nội cũng “sốt” chè khúc bạch Xuất hiện ở Hà Nội mấy năm gần đây nhưng vào mùa hè năm nay, chè khúc bạch mới thật sự tạo thành “cơn sốt” mới. Nhiều người sành ăn ở Hà Nội cho biết vài năm trước Hà Nội chỉ có khoảng 3 -4 hàng chè khúc bạch nhưng hiện con số này đã lên tới 30. Theo trào lưu, nhiều cửa hàng chè, quán cà phê, quán bán đồ ăn vặt cũng kịp bổ sung chè khúc bạch vào thực đơn để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Không chỉ chè khúc bạch có vị sữa cổ điển, nhiều chủ hàng còn sáng tạo nhiều vị chè khác nhau như: trà xanh, dâu tây, sôcôla, khoai môn... Cửa hàng chuyên bán chè trên đường Đội Cấn cho biết một tháng nay bà đã bổ sung chè khúc bạch vào thực đơn do rất nhiều người ưa chuộng, hỏi mua. Bà cho biết tự học cách làm chè trên mạng với những nguyên liệu chính là sữa, bột rau câu để làm đông sữa, bột tạo hương vị như trà xanh, khoai môn, sôcôla... Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, nhiều bạn trẻ tổ chức bán chè khúc bạch trên mạng và giao sản phẩm đến tận tay người dùng. Bước đầu việc kinh doanh của những người này đã thu được thành quả nhất định. Lý do chè khúc bạch trở thành “sốt” theo như nhiều người sử dụng là chè có vị rất đặc biệt: vừa ngọt nhưng lại thanh mát, vừa giòn mà lại dẻo, béo và rất ngậy... Chủ cơ sở làm chè khúc bạch rao bán trên mạng (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) cho biết tính từ đầu hè đã bán được khoảng 150-200 cốc/ngày, với giá 20.000-25.000 đồng/cốc. Chủ cơ sở này cũng cho biết nguyên liệu làm chè khúc bạch ban đầu chỉ gồm sữa, chất tạo đông (bột gelatin) và nhãn nhưng nhiều người đã cho thêm các thành phần tạo mùi như bột trà xanh, bột khoai môn, bột dâu tây... hoặc trộn thêm các loại trái cây khác nhau như vải, thanh long, mít... để tạo mùi và màu sắc cho sản phẩm. Chính vì thế cốc chè khúc bạch không chỉ còn màu trắng như ban đầu mà đã có nhiều màu sắc bắt mắt hơn hẳn. quỳnh liên |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận