29/11/2019 14:29 GMT+7

Ra mắt sách hướng dẫn ngăn chặn, xử lý quấy rối tình dục trong truyền thông

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Sách hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên” đã được ra mắt sáng nay, 29-11.

Ra mắt sách hướng dẫn ngăn chặn, xử lý quấy rối tình dục trong truyền thông - Ảnh 1.

Trung tâm lưu chiểu điện tử và hỗ trợ báo chí (Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ra mắt cuốn sách "Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên" tại Hà Nội sáng 29-11 - Ảnh: NGỌC DIỆP

Sách do tổ chức Hiệp hội báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN - IFRA) xuất bản, được Viện Báo chí Thụy Điển tại Việt Nam (FOJO) tài trợ ấn hành.

Cuốn sách "Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên" không chỉ nêu ra cách nhận biết thế nào là quấy rối tình dục, mà còn cung cấp cách thức ứng xử, xử lý triệt để. Cuốn sách này không chỉ hữu ích cho người đang làm báo chí, truyền thông, mà còn hữu ích với độc giả nói chung.

Trung tâm lưu chiểu điện tử và hỗ trợ báo chí cho biết sau buổi ra mắt sách, trung tâm dự kiến sẽ tổ chức ba cuộc tập huấn cách nhận biết, ngăn chặn và xử lý hành vi quấy rối tình dục cho các cơ quan truyền thông. Ngoài ra sẽ có những buổi riêng tại các cơ quan báo chí đơn lẻ có nhu cầu tập huấn.

Cuốn sách nói trên đã được in và sẽ được gửi tặng tới 500 cơ quan báo chí, truyền thông và bản mềm được đưa lên mạng để độc giả có thể tiếp cận rộng rãi. 

Quấy rối tình dục trong lĩnh vực truyền thông là một vấn nạn phổ biến toàn cầu. Một cuộc khảo sát năm 2013 - 2014 cho thấy 48% nhà báo nữ đã từng trải qua một hình thức bị quấy rối tình dục trong công việc, 83% thừa nhận rằng họ không tố cáo những hành vi này.

Một khảo sát riêng của FOJO với 350 nhà báo (cả nam và nữ) cho thấy có 27% nhà báo nữ thừa nhận đã bị quấy rối tình dục.

Bà Vũ Thị Hương Giang - phụ trách truyền thông của tổ chức Care Quốc tế - cho biết: "Chúng tôi nhận thấy quấy rối tình dục là vấn đề phổ biến và có thật. Ai cũng có thể là nạn nhân, cả nam và nữ. Người sử dụng lao động mà cố tình lảng tránh vấn đề này có thể sẽ đối mặt với việc bị kiện, mất thanh danh. Do đó nhiều tổ chức hiện nay đã đưa những quy định chống quấy rối tình dục vào bộ quy tắc ứng xử nội bộ".

Định nghĩa về "quấy rối tình dục"

Quấy rối tình dục là hành vi không mong muốn và mang tính xúc phạm của một bản năng tình dục. Nó xâm phạm đến phẩm giá của người khác, khiến họ cảm thấy bị mất danh dự, tủi nhục, xấu hổ và bị đe dọa. Quyết định tùy thuộc vào người tiếp nhận hành vi này, là mong muốn hay bị xúc phạm, bất chấp chủ ý của người kia là gì.

Những hành vi bị coi là quấy rối tình dục

Thể xác: Hành vi tấn công tình dục đã được thực hiện hoặc đang có ý định - một hành động tấn công thể xác từ nhu cầu tình dục, mà trong đó bao gồm động chạm cơ thể và hãm hiếp; hôn khi chưa có sự đồng ý từ phía bên kia; có những động chạm không mong muốn, dò dẫm hoặc vuốt ve nơi riêng tư của người khác; hôn khi chưa có sự đồng ý từ phía bên kia; có những tiếp xúc thể xác không mong muốn hoặc có hành động bạo lực đến cơ thể người khác; mát xa cổ không mong muốn; cầm tay người khác dù họ không muốn; có đề nghị để thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân dù người khác không muốn.

Lời nói, tiếng động: Nhắn tin, gửi thư, gọi điện, đăng bài hoặc gửi tin nhắn trên mạng xã hội, gọi điện hoặc các tài liệu về tình dục; dể lại dấu hiệu gạ gẫm; lời gạ gẫm hẹn hò hoặc thân mật thể xác lặp lại nhiều lần; có những bình luận cá nhân và xúc phạm về cách ăn mặc và ngoại hình người khác; tạo âm thanh hôn, kêu, bập môi; huýt sáo (có hành vi bỡn cợt); có những câu hỏi không mong muốn về đời tư cá nhân của người khác; có những câu hỏi không mong muốn về nhu cầu tình dục; những trò đùa không phù hợp về tình dục; truyền đi những ẩn ý hoặc trò đùa "bẩn" qua email hoặc phương tiện truyền thông.

Cử chỉ: Có sự xâm phạm nơi riêng tư của người khác lặp lại nhiều lần; nhìn người khác từ trên xuống dưới liên tục; nhìn chằm chằm hoặc liếc; cử chỉ tình dục từ cơ thể; biểu cảm khuôn mặt như nháy mắt, liếm môi, hôn gió; theo dõi, bám đuôi người khác; cản đường người khác; tặng quà không mong muốn; trưng bày những tấm ảnh, lịch hay đồ vật liên quan đến tình dục; công khai xem phim tình dục.

Trích cuốn Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên

Người lao động góp ý kiến về tuổi nghỉ hưu và quấy rối tình dục Người lao động góp ý kiến về tuổi nghỉ hưu và quấy rối tình dục

TTO - 'Giờ tôi 48 tuổi, tay nghề, năng lực có nhưng mắt tôi mờ rồi, xương khớp cũng rệu rã làm việc đã thấy không theo kịp, muốn nghỉ hưu sớm. Tôi đại diện cho hơn 10.000 công nhân may xin kiến nghị xem xét việc không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu'.


NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên