Phóng to |
Ông Nguyễn Nhự, một nhân chứng Hoàng Sa, kể cho công chúng nghe những kỷ niệm ngày ở trên đảo - Ảnh: Hữu Khá |
Ông Nguyễn Văn Cúc, nhân chứng từng sống ở Hoàng Sa, bồi hồi: “Cứ đến tháng giêng hằng năm là tôi không sao xua được những ký ức về Hoàng Sa tràn về… Tôi có đôi lời nhắn nhủ con cháu và thế hệ mai sau là cần phải hiểu rõ lịch sử Hoàng Sa, về sự gian khổ, khó khăn đi khai phá giữ gìn Hoàng Sa của cha ông từ thời chúa Nguyễn. Luôn ghi nhớ Hoàng Sa là của Việt Nam, bằng mọi giá phải lấy lại chủ quyền Hoàng Sa cho Việt Nam”.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ xúc động: “Những ngày này chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn sự mất mát một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuốn sách này ra đời là tiếng nói mạnh mẽ, là lời khẳng định chủ quyền và để mọi thế hệ hiểu hơn về Hoàng Sa, trách nhiệm đấu tranh giành lại Hoàng Sa”.
Phóng to |
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa chính thức tuyên bố ra mắt Kỷ yếu Hoàng Sa - Ảnh: Hữu Khá |
Tại buổi ra mắt, có sự hiện diện của hơn 10 nhân chứng Hoàng Sa, đồng thời cũng là những người viết nên phần hồn của kỷ yếu với tên gọi “Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử”. Ông Đặng Công Ngữ trang trọng lật từng trang sách giới thiệu cho độc giả bốn phần chính là “Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Công tác quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa”, “Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử” và “Người Đà Nẵng với Hoàng Sa”.
Cuốn sách còn có gần 30 trang phụ lục trích giới thiệu những tài liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý, thư tịch, bản đồ, châu bản, mộc bản… của Việt Nam, Trung Quốc và các nước phương Tây chứng minh và khẳng định từ xa xưa đến nay quần đảo Hoàng Sa luôn thuộc về Việt Nam.
Phóng to |
Ông Đặng Công Ngữ trao quà lưu niệm cho các nhân chứng Hoàng Sa - Ảnh: Hữu Khá |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận