Quyền lợi của 24.437 học viên học lái xe tại Trung tâm dạy lái xe Sài Gòn sẽ được giải quyết ra sao?

Bên cạnh việc đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM còn đề nghị hướng giải quyết về dân sự.

Quyền lợi của 24.437 học viên học lái xe tại Trung tâm dạy lái xe Sài Gòn sẽ được giải quyết ra sao? - Ảnh 1.

Giáo viên, học viên giăng băng rôn trên xe phía trước Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn để "cầu cứu" - Ảnh: A LỘC

Theo cáo trạng, trong số 63.458 học viên Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn tuyển sinh, đào tạo lái xe trái quy định, có 39.021 học viên đã được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Sở Giao thông vận tải đã tổ chức thi sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho 34.760 học viên. Còn 4.261 học viên thi trượt chờ thi lại. 

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng chưa phát hiện dấu hiệu sai phạm trong sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Đối với 24.437 học viên chưa được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề nhưng đã được đưa vào danh sách đào tạo tại các báo cáo 1 do Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai phê duyệt, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kiến nghị Bộ Giao thông vạn tải chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn rà soát, tiếp tục thực hiện nội dung, chương trình đào tạo lái xe cho toàn bộ số học viên trên theo quy định.

Tại tòa, bên cạnh việc luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo, viện kiểm sát cũng đưa ra đề nghị giải quyết về phần dân sự. 

Cụ thể, viện kiểm sát đề nghị bị cáo Hòa nộp lại 118 tỉ đồng thu lợi bất chính. 

Đối với 459 tỉ đồng các nhà đầu tư đã thu của các học viên để đào tạo, viện kiểm sát kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, phối hợp với Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn để bổ sung tiếp tục thực hiện nội dung, chương trình đào tạo lái xe cho toàn bộ số học viên trên theo quy định.

Theo nội dung vụ án, dù Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn không đủ điều kiện tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật nhưng muốn tuyển sinh nhiều học viên, thu nhiều lợi nhuận, ông Hồ Đình Thái Hòa lợi dụng chức vụ là giám đốc Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn thành lập Công ty K27.

Thông qua Công ty K27 và 261 cá nhân bên ngoài hợp thức điều kiện chuyên môn kỹ thuật để các bị can thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai cấp 976 xe tập lái, 39 phòng học chuyên môn, 1.406 giáo viên, 3 sân tập lái, lưu lượng đào tạo trên 1.000 học viên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp bổ sung quy mô đào tạo lái xe 12.000 học viên/năm theo giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ông Hồ Đình Thái Hòa đã chỉ đạo cấp dưới đưa các điều kiện chuyên môn kỹ thuật vào hợp thức, ký 935 báo cáo 1 với 63.458 học viên với số tiền học phí 618 tỉ đồng để đăng ký kế hoạch đào tạo lái xe với Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.

Sau khi thu tiền, các cá nhân nộp về cho Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn chi phí hợp thức hồ sơ dạy lái xe 119,5 tỉ đồng, còn lại 459 tỉ đồng giữ lại để chi phí cho việc tự đào tạo và hưởng lợi.

Quyền lợi của 24.437 học viên học lái xe tại Trung tâm dạy lái xe Sài Gòn sẽ được giải quyết ra sao? - Ảnh 2.Giám đốc Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn bị đề nghị 11-12 năm tù

Chiều 10-4, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã luận tội đối với 13 bị cáo trong vụ sai phạm tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn, Công ty phát triển giáo dục và dạy nghề 3T, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên