22/11/2018 16:30 GMT+7

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO

S.C
S.C

Trước khi chính thức đến tay người tiêu dùng, các mẫu smartphone OPPO đều phải trải qua một quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng vô cùng nghiêm ngặt.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 1.

44 dây chuyển sản xuất bo mạch có công suất 10.000 bo mạch/ngày/dây chuyền

Nhà máy này nằm trong khu công nghiệp của OPPO tại Đông Quản, Trung Quốc, rộng khoảng 220.000m2, Hiện có hơn 10.000 công nhân đang làm việc tại đây, gồm các khu hành chính, khu sản xuất và kiểm tra chất lượng. Những ai làm việc trực tiếp với smartphone đều bắt buộc phải mặc quần áo chống tĩnh điện và đi qua phòng khử bụi trước khi vào khu sản xuất.

Đầu tiên phải kể tới 44 dây chuyền sản xuất bo mạch với công suất 440.000 bo mạch/ngày, mỗi dây chuyền trị giá tới 6 triệu USD, có khả năng hoạt động 24/7. Mặc dù khu nhà xưởng có diện tích rất rộng nhưng cần khá ít công nhân vận hành, bởi các máy móc tại đây hầu như đều được tự động hóa.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 2.

Theo đại diện của OPPO cho biết, vào khoảng thời gian này, cả nhà máy đang gấp rút sản xuất bo mạch điện tử cho mẫu smartphone mới OPPO R17 Pro, dự kiến ra mắt tại Việt Nam vào ngày 27-11 sắp tới đây.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 3.

Cận cảnh robot đang lắp ráp tự động bo mạch, cần rất ít sự can thiệp của con người

Tại đây, công nhân sẽ có nhiệm vụ vận hành và kiểm tra bo mạch lần cuối trước khi đưa vào công đoạn tiếp theo, các máy móc sẽ lo việc sản xuất mạch, in mạch, cắt và lắp ráp các thành phần phụ của mạch, đôi khi công nhân chỉ phải lắp thêm các cuộn linh kiện vào máy khi cần thiết.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 4.

Dàn máy kiểm tra bo mạch trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo

Tiếp theo tới phần lắp ráp smartphone, các công nhân sẽ lắp bảng mạch cùng với các chi tiết nhỏ khác như camera, màn hình, cảm biến vân tay, pin, v.v… để hoàn thiện một chiếc điện thoại, đòi hỏi phải thật sự khéo léo và tập trung khi thao tác.

Tất nhiên, sau khi hoàn thành, smartphone sẽ được kiểm tra bằng cả máy móc và con người để giảm tối đa tỉ lệ máy lỗi khi tung ra ngoài thị trường.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 5.

Một công nhân đang tiến hành lắp ráp chi tiết nhỏ vào smartphone

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 6.

Trong đó cũng có cả sự hỗ trợ của máy móc

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 7.

Mỗi công nhân sẽ lo một bộ phận

Cuối cùng, đặc biệt nhất có lẽ phải kể đến khu "tra tấn" smartphone. Tại đây các công nhân sẽ chọn ra ngẫu nhiên 100/30.000 chiếc điện thoại để làm mẫu thử nghiệm. Máy sẽ được kiểm tra chất lượng, độ bền, độ cứng, sức chịu đựng với các môi trường khắc nghiệt nhất.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 8.

Những chiếc smartphone OPPO đang bị thử thách độ bền khi thả từ độ cao 1 mét xuống nền đá cứng

Ở đây các công nhân sẽ thả máy rơi từ độ cao 1 mét xuống nền đá cứng ở nhiều hướng khác nhau, sau mỗi lần rơi công nhân sẽ kiểm tra lại xem chiếc điện thoại có hoạt động bình thường hay không.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 9.

Hơn nữa, chúng cũng bị thử thách với độ cao 10 cm hàng chục ngàn lần để kiểm tra độ bền của máy

Không dừng lại, OPPO còn thử nghiệm khả năng chịu đựng của smartphone trong nhiệt độ từ -40 độ C tới 60 độ C, kiểm tra mức độ chống bụi, chống ẩm bằng cách để máy trong một phòng giả lập môi trường với thời gian 1 tuần. Chèn, ép, vặn máy từ nhiều hướng, thử nghiệm các nút bấm tới hàng triệu lần. Ngoài ra, tất cả các chi tiết máy, từ dây cắm sạc, nút chỉnh âm lượng… đều được đưa ra để thử nghiệm độ bền.

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 10.

Cả khu nhà xưởng đều sử dụng máy móc để kiểm tra chất lượng của smartphone

Quy trình sản xuất smartphone tại nhà máy của OPPO - Ảnh 11.

Những lồng máy tái tạo môi trường có nhiệt độ, độ ẩm và bụi khắc nghiệt

Cũng theo đại diện OPPO, quy trình này không chỉ để kiểm tra chất lượng mà còn phục vụ cho mục đích R&D (nghiên cứu và phát triển) nhằm cải thiện sản phẩm của hãng hơn trong tương lai.

Ở xung quanh khu công nghiệp OPPO ở Đông Quản còn có thêm khu vực đậu xe (2.426 mét vuông), khu vực công viên (50,104 mét vuông), và tòa nhà công cộng (4.500 mét vuông) để phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác.

S.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên