Bản quy hoạch tổng thể quốc gia 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch đầu tiên được xây dựng theo phương pháp tích hợp của Luật quy hoạch năm 2017. Ông Đặng Huy Đông, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: QUỐC ANHQuốc hội xem xét quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 tại kỳ họp bất thường khai mạc ngày 5-1-2023. Ông ĐẶNG HUY ĐÔNG, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi với TTCT về ý nghĩa của quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên này.Bản quy hoạch này khác những quy hoạch trước đây ra sao, thưa ông?- Trước đây, mỗi bộ mỗi ngành có luật riêng và có quy hoạch chuyên ngành. Ngành kế hoạch và đầu tư có Luật đầu tư, có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ngành tài nguyên và môi trường có quy hoạch khoáng sản, xử lý chất thải... Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành kế hoạch và đầu tư cũng chỉ là các con số chứ chưa thực sự đúng như định nghĩa của quy hoạch là phân bổ không gian lãnh thổ để phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ.Chính vì mỗi ngành làm quy hoạch riêng lẻ với nhau nên ngành nào cũng muốn có một quy hoạch thật hoàn hảo với nguồn vốn thực hiện khổng lồ. Trong khi thực tế, các nguồn lực tài chính có hạn nên thường không đủ kinh phí để thực hiện quy hoạch dẫn đến thiếu khả thi.Bên cạnh đó, các ngành được quy hoạch riêng lẻ nên thường dẫn đến không thống nhất khi thực hiện. Ví dụ rõ nhất là trường hợp dự án xây dựng 120 biệt thự ở đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nhà đầu tư đã được cấp phép theo quy hoạch du lịch. Khi bắt tay vào xây dựng thì chủ đầu tư bị cơ quan bảo vệ thiên nhiên "tuýt còi" không cho phép xâm phạm hệ sinh thái tự nhiên. Cuối cùng, dự án này phải dừng lại. các dự án của Nhà nước cũng thường xảy ra tình trạng tương tự: ví dụ ngành giao thông dự định xây một cây cầu qua sông. Dự án được lập đúng quy hoạch giao thông, nhưng khi chuẩn bị khởi công thì cơ quan quản lý đê điều "tuýt còi", ngành thủy lợi có ý kiến vì chân cầu ngăn dòng chảy, ảnh hưởng đến an toàn đê điều. Vậy là cả dự án phải dừng thi công, phải thiết kế và thẩm định lại, làm chậm tiến độ dẫn đến đội vốn.Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối hành lang kinh tế Đông - Tây phía Bắc trong tương lai. Ảnh: NAM TRẦNQuy hoạch ngành được xem xét độc lập thì rất lý tưởng, nhưng khi đặt cạnh các ngành khác nhau thì mâu thuẫn, xung đột với nhau. Quy hoạch tổng thể quốc gia lần này được làm theo phương pháp mới. Các ngành chuyên môn vẫn phác thảo quy hoạch của riêng mình nhưng sau đó sẽ ngồi lại với nhau để xem xét, tranh luận dưới nhiều góc độ (chứ không phải là cộng dồn các quy hoạch ngành như cách hiểu của một số người). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đai, không gian… chứ không chỉ là những con số phát triển theo tính toán.Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là điểm đầu trên hành lang kinh tế Đông - Tây khu vực miền Trung. Ảnh: TRƯỜNG TRUNGViệc tích hợp nhiều ngành với nhau trong một quy hoạch tổng thể theo tiêu chí, nguyên tắc nào?- Nguyên tắc chung là phương án quy hoạch phải mang lại lợi ích cho quốc gia lớn nhất, hiệu quả kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh tốt nhất chứ không có tiêu chí ưu tiên cho ngành nào đặt trước, ngành nào đặt sau. Những yếu tố bảo tồn, bảo tàng, bảo vệ thiên nhiên... phải được ưu tiên, các di tích lịch sử quốc gia được bảo vệ hàng đầu và bất khả xâm phạm vì đó là những thứ không thể thay thế hay làm lại được. Sự mâu thuẫn nhau giữa các quy hoạch ngành sẽ được hội đồng thẩm định quy hoạch và hội đồng khoa học sẽ cho ý kiến để các ngành cùng phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và cùng phục vụ một định hướng chung. Đây chính là giá trị, ý nghĩa lớn nhất của quy hoạch tổng thể quốc gia.Trở lại dự án 120 biệt thự ở Sơn Trà, đứng ở góc độ cá nhân của doanh nghiệp thì dự án này đem lại nguồn lợi nhuận rất tốt: bán được giá cao, cho thuê kín phòng quanh năm do cảnh đẹp, vị trí tốt.Nhưng nhìn từ lợi ích chung của TP Đà Nẵng thì con voọc má đỏ là loài quý hiếm, quần thể voọc ở Sơn Trà là thứ có một không hai, thế giới có hàng triệu người yêu thiên nhiên muốn đến Đà Nẵng để được chiêm ngưỡng. Du khách vì muốn thăm Sơn Trà để ngắm voọc nên phải ở lại thêm một đêm tại Đà Nẵng. Nếu mỗi năm có 1 triệu du khách đến ngắm voọc thì Đà Nẵng tăng thêm 1 triệu ngày lưu trú. Như vậy, việc giữ lại môi trường sống cho đàn voọc này có hiệu quả kinh tế cao hơn cho Đà Nẵng so với việc xây 120 biệt thự. Các ngành ngồi lại với nhau để tính các phương án và chọn giải pháp nghiêng về lợi ích chung cao nhất, trong trường hợp này là bảo tồn đa dạng sinh học. Nếu ngay từ đầu mà các ngành làm quy hoạch Sơn Trà theo hướng tích hợp như vậy thì doanh nghiệp đã không tốn tiền của và thời gian theo đuổi dự án.Quốc lộ 22 nối TP.HCM - Mộc Bài, hành lang kinh tế Đông - Tây khu vực phía Nam. Ảnh: QUANG ĐỊNHQuy hoạch tổng thể có khả thi hơn những quy hoạch ngành trước đây? Và có khắc phục được quy hoạch "treo"?- Vẽ ra bản quy hoạch mới là một phần, thực hiện quy hoạch mới thực sự quan trọng; mà thực hiện quy hoạch phải có đủ các nguồn vốn (vốn nhà nước, tư nhân, hợp tác công tư…). Trước đây ngành nào cũng muốn mình phát triển tốt nhất nên sẽ đặt ra mục tiêu và những định hướng cao, trong khi khả năng đáp ứng vốn của ngân sách và xã hội có hạn nên quy hoạch không khả thi.Khi làm quy hoạch tổng hợp, đặt các ngành cạnh nhau trong mục tiêu phát triển chung thì sẽ có sự cân đối, chia sẻ hài hòa nguồn lực giữa các ngành. Nếu quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch các vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện bài bản, được cân nhắc đúng thì tính khả thi sẽ cao hơn.Là một trong những người xây dựng Luật quy hoạch, ông kỳ vọng gì vào quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên này?- Tôi mong sẽ nhận diện đầy đủ hình hài đất nước trong tương lai theo không gian, thời gian cùng những bước đi cụ thể qua từng năm, từng giai đoạn. Tôi nghĩ lần đầu làm quy hoạch, các cơ quan chức năng sẽ có những bỡ ngỡ, lúng túng nhất định. Qua thời gian, xã hội phát triển, tầm nhìn thay đổi thì những tiêu chuẩn, quy chuẩn, các phương án, giải pháp về đầu tư phát triển… cũng khác đi. Như vậy, sau 5 năm, 10 năm, quy hoạch tổng thể quốc gia không còn phù hợp thì sẽ điều chỉnh chứ không phải là một bản quy hoạch bất biến. Vì vậy, việc điều chỉnh quy hoạch mỗi kỳ cho phù hợp với tình hình thực tiễn là bình thường. Đây cũng là nguyên tắc phát triển quy hoạch theo phương pháp đúng dần. ■Có BỐN vùng động lực và nhiều hành lang kinh tế đông - tâyTheo tờ trình của Chính phủ, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 xác định bốn vùng động lực quốc gia gồm:- Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).- Vùng động lực phía Nam (TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu).- Vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi),- Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long.Các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.Quy hoạch cũng định hướng phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên trong giai đoạn 2021- 2030 là hành lang kinh tế Bắc - Nam và hai hành lang kinh tế Đông - Tây gồm: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh ở phía Bắc và Mộc Bài - TP.HCM - Vũng Tàu ở phía Nam. Các hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Sáu hàng lang kinh tế Đông - Tây gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội, Cầu Treo -Vũng Áng, Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng, Cửa khẩu Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau sẽ hình thành trong các giai đoạn sau.Về phát triển kinh tế, quy hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030.Về phát triển các ngành, lĩnh vực:Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ mới. Phát triển các ngành công nghiệp xanh gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.Về dịch vụ, xây dựng các trung tâm thương mại, tài chính... mang tầm khu vực và thế giới tại các thành phố lớn gắn với phát triển các vùng động lực và hành lang kinh tế. Hình thành các trung tâm logistics quy mô, hiện đại gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn.Đối với các ngành hạ tầng xã hội: ưu tiên đầu tư các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới tại các thành phố lớn và các vùng động lực.THÀNH CHUNGQuy hoạch TP.HCM phải tính tới liên kết vùng TTO - Quy hoạch nhằm tăng cường liên kết vùng, hoàn thiện hạ tầng đô thị, phát triển hạ tầng và kinh tế dịch vụ của TP.HCM ra sao? Thủ tướng yêu cầu khắc phục nhiều tồn tại trong quy hoạch, phát triển đô thị TTO - Công tác quy hoạch phải bền vững, bao trùm, có tư duy chiến lược, giải quyết tắc nghẽn giao thông, quá tải về nhà ở, ô nhiễm môi trường trong đô thị, rác thải, ngập lụt, thiếu hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, phát triển thể chất, cây xanh… Đại biểu lo quy hoạch tổng thể quốc gia liệt kê cơ học, ôm đồm Các đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia đang còn có tình trạng liệt kê tổng hợp các quy hoạch, ôm đồm nhiều nội dung giống nhau. Quy hoạch TP.HCM phải tính tới liên kết vùng TTO - Quy hoạch nhằm tăng cường liên kết vùng, hoàn thiện hạ tầng đô thị, phát triển hạ tầng và kinh tế dịch vụ của TP.HCM ra sao? Thủ tướng yêu cầu khắc phục nhiều tồn tại trong quy hoạch, phát triển đô thị TTO - Công tác quy hoạch phải bền vững, bao trùm, có tư duy chiến lược, giải quyết tắc nghẽn giao thông, quá tải về nhà ở, ô nhiễm môi trường trong đô thị, rác thải, ngập lụt, thiếu hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, phát triển thể chất, cây xanh… Đại biểu lo quy hoạch tổng thể quốc gia liệt kê cơ học, ôm đồm Các đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia đang còn có tình trạng liệt kê tổng hợp các quy hoạch, ôm đồm nhiều nội dung giống nhau. Tags: Quy hoạch tổng thểTP Đà NẵngĐiều chỉnh quy hoạchHành lang kinh tếPhát triển kinh tếKinh tế - xã hộiChủ đầu tưQuy hoạch phát triểnĐặng Huy Đông
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.