Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện sinh khối 214 MW bao gồm: điện bã mía 50MW; điện trấu 140MW; điện gỗ năng lượng 24MW.
Giai đoạn từ năm 2021 đến 2030 tổng công suất lắp đặt điện sinh khối 304MW, bao gồm: điện bã mía 30MW; điện trấu 150MW; điện gỗ năng lượng 44MW; điện rơm rạ 80MW.
Định hướng phát triển của Quy hoạch tập trung đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn trấu cho sản xuất điện. Chú trọng khai thác nguồn bã mía tại các nhà máy đường để sản xuất điện nối lưới bao gồm cả thời gian vận hành ngoài vụ ép mía. Quy hoạch phát triển trồng cây năng lượng tại các tỉnh có tiềm năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ năng lượng cho sản xuất điện. Đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ đầu tư các dự án phát điện từ nguồn sinh khối. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển nguồn điện sinh khối đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại.
Nhu cầu vốn đầu tư để triển khai với quy mô quy hoạch đến năm 2020 khoảng 11.463 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ các tổ chức, thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án điện sinh khối.
Điện sinh khối (Biomass power) là việc sử dụng sinh khối (Biomass) để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng tái tạo và có trữ lượng không nhỏ nên được nhiều nước quan tâm đầu tư và phát triển.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận