Phóng to |
Bà Rajeshree Rajaram Kamble - Ảnh: AFP |
Singapore: cho phép mọi người dân thi hành luật
Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (NEA) vừa đăng trên website phần mở rộng của đạo luật cấm hút thuốc. Đạo luật này được công bố năm 1970 và được hoàn thiện dần. Lần sửa đổi mới nhất là ngày 1-1-2009, theo đó Singapore cấm hút thuốc cả ở những khu vực không có máy điều hòa tại các trung tâm mua sắm, văn phòng làm việc, các khu vui chơi công cộng.
Từ ngày 15-1-2013, đạo luật này bổ sung các địa điểm cho phép công dân được hút thuốc trong nhà chung như cầu thang, khu vực gần cầu thang, hành lang, hành lang đa mục đích. Ở khu vực công cộng, họ được hút thuốc tại tất cả các cầu bộ hành, vị trí cách trạm xe buýt và cổng bệnh viện 5m...
Điểm độc đáo là Singapore cho phép mọi người dân thực hiện luật. Khi thấy đối tượng hút thuốc ở nơi cấm, mọi công dân đều có quyền đến cảnh cáo, yêu cầu người hút vứt thuốc hoặc đến nơi cho phép hút thuốc. Nếu họ không chấp hành, có thái độ đe dọa thì gọi ngay NEA để cơ quan này cử người đến xử lý. Đối tượng sẽ bị xử phạt 200 SGD (đôla Singapore), nếu ra tòa có thể bị phạt đến 1.000 SGD (khoảng 17 triệu đồng). Người vứt tàn thuốc bừa bãi tại nơi công cộng còn bị phạt 100 SGD.
Ấn Độ: người vi phạm phải tự dọn vệ sinh
Hội đồng thành phố Mumbai tổ chức lực lượng giám sát viên gồm 25 người để xử lý vi phạm đường phố như khạc nhổ, xả rác, tiểu bậy... Câu chuyện bà Rajeshree Rajaram Kamble - thành viên trong nhóm xử phạt - đã bắt một người đàn ông khạc nhổ bừa bãi trên đường nộp phạt 200 rupee (75.000 đồng) và dọn sạch bãi nước bọt trước mặt nhiều người đã được AFP đưa tin. Dù có giằng co, chống đối do xấu hổ trước nhiều người, ông này cũng phải chấp hành. Động thái của thành phố Mumbai tạo thành bước đột phá khi nhiều vùng tại Ấn Độ người dân dù được tuyên truyền vẫn không từ bỏ thói quen khạc nhổ. Trước đó, cây cầu treo Howrah tại thành phố Kolkata đã bị hủy hoại nghiêm trọng khi người dân khạc nhổ bã trầu bừa bãi lúc qua cầu. Cây cầu sém... sập do trong bã trầu có chứa vôi ăn mòn kết cấu thép.
Từ tháng 4-2012, thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh của Ấn Độ, cũng thành lập các đội cơ động để xử phạt xả rác và khạc nhổ trên đường phố. Các đội xử phạt, khoảng 10 người/nhóm, sẽ chịu trách nhiệm các khu vực của thành phố. Ngoài xử phạt xả rác, nhóm này cũng có nhiệm vụ phạt những người sử dụng phương tiện giao thông cũ kỹ, để chó mèo phóng uế bừa bãi... Theo Times of India, hình phạt cho lần đầu là 500 rupee (khoảng 10 USD) và tăng theo cấp số nhân cho những lần tái phạm.
Thái Lan
Xả rác và gây mất vệ sinh là phạm luật và người vi phạm sẽ bị xử phạt nặng. Cơ quan quản lý đô thị Bangkok đã thành lập một lực lượng đặc biệt gồm hàng chục người để giữ gìn vệ sinh thành phố. Du khách thường bị phạt mức tối đa 2.000 baht (khoảng 67 USD) nếu ném một đầu lọc thuốc lá xuống đường. Tuy nhiên, việc xử phạt xả rác được coi như một cái cớ để những “cảnh sát xử lý xả rác” kiếm chác từ du khách. Theo báo Bangkok Post, những thanh tra này hầu như phớt lờ những đống rác chất đầy những con đường chính và người bán hàng rong nấu nướng trên đường ở thủ đô Bangkok mà chỉ chăm chăm phạt du khách. Tờ báo trên dẫn các cuộc phỏng vấn các nhân chứng cho biết các thanh tra chỉ dán cảnh báo xả rác bằng tiếng Thái và thậm chí giấu các thùng rác xung quanh.
Campuchia
Theo Phnom Penh Post, tại thủ đô Phnom Penh, cảnh sát xử phạt các trường hợp xả rác nơi công cộng với mức phạt 10.000 riel (khoảng 2,5 USD). Sau ba tháng, tiền phạt thu được hơn 2.100 USD. Ông Chiek Ang, giám đốc cơ quan môi trường thành phố, cho biết hình phạt nhằm thay đổi thói quen xả rác của người dân và thừa nhận chính quyền cần phải làm nhiều hơn để giáo dục người dân. Ngoài việc phạt, thành phố cũng cho tăng số lượng thùng rác đặt tại các nơi công cộng.
Trung Quốc
Người hút thuốc ở khu vực cấm còn bị nêu tên trên phương tiện truyền thông địa phương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận