13/06/2018 06:30 GMT+7

Quốc hội dành cả ngày thảo luận sửa Luật phòng chống tham nhũng

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đây là dự án luật được Quốc hội dành thời gian thảo luận dài nhất tại kỳ họp thứ 5, dù đến kỳ họp thứ 6 mới xem xét thông qua.

Quốc hội dành cả ngày thảo luận sửa Luật phòng chống tham nhũng - Ảnh 1.

Quốc hội dành cả ngày 13-6 thảo luận dự án Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi - Ảnh: Quochoi.vn

Quốc hội sẽ dành cả ngày hôm nay 13-6 để thảo luận dự án Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi trong một phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp (*). 

Với nhiều nội dung mới, dự án luật này được kỳ vọng sẽ tạo nên bước tiến mới trong công cuộc chống "giặc nội xâm", đặc biệt là với các quy định về kiểm soát tài sản của quan chức.

Ngay đầu kỳ họp, thừa ủy quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, tổ trưởng tổ biên tập dự thảo luật, TS Nguyễn Văn Kim đã trả lời riêng Tuổi Trẻ. Ông Kim khẳng định việc Chính phủ đề xuất đánh thuế 45% đối với tài sản bất minh không phải để hợp thức hóa 55% tài sản tham nhũng như cách suy diễn của một số người.

Theo TS Kim, đối với tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp (do phạm tội, do vi phạm pháp luật mà có) thì tùy từng trường hợp, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể để xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu hoặc tịch thu sung công...

Riêng đối với tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được về nguồn gốc, đến nay pháp luật vẫn chưa có quy định để xử lý.

Chính vì vậy, quy định thu thuế 45% được Chính phủ đánh giá là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở nước ta hiện nay, nhằm thể hiện thái độ mạnh mẽ của Nhà nước trong việc xử lý thu nhập, tài sản có nguồn gốc không rõ ràng, khi cả người kê khai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều không có đủ bằng chứng về căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

"Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi coi như đã có một khoản thu nhập vãng lai chưa được kê khai và phải nộp thuế của người có nghĩa vụ kê khai, do vậy sẽ phát sinh trách nhiệm nộp thuế theo quy định của pháp luật" - ông Nguyễn Văn Kim phân tích.

"Cần phải nhấn mạnh rằng điều 59 quy định rất rõ việc thu thuế không loại trừ trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai, nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự khác chứng minh được tài sản, thu nhập đó do phạm tội mà có".

* Tuy vậy, đến phút cuối, việc phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên họp này không được thực hiện nữa. Tuổi Trẻ Online sẽ nhanh chóng chuyển đến bạn đọc nội dung phiên thảo luận.

Dùng công nghệ kiểm soát tài  sản quan chức

TTO - Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã ủy quyền cho tổ trưởng tổ biên tập dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) -TS Nguyễn Văn Kim trả lời riêng báo Tuổi Trẻ.

Tài sản bất minh: Thu thuế hay phạt vẫn có thể bị xem xét hình sự

TTO - Góp ý sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng, nhiều đại biểu cho rằng với tài sản không chứng minh được nguồn gốc, cần phạt tiền mức 45% giá trị, không loại trừ khả năng ra toà và xem xét trách nhiệm hình sự.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên