Rồi ban công trường được rào sắt cẩn thận mà học sinh lại té xuống đất thật thương tâm. Còn có nơi nhà vệ sinh thì học sinh phải bịt mũi đi vào nên có em phải nín nhịn.
Thanh tra, kiểm tra quản lý cấp trên có đến và báo trước thì nhân viên trường tất bật lo xịt, quét dọn và đem bình nước hoa phun khắp nơi. Nhưng rồi lại đâu vào đó.
Còn thầy cô thì sao? Phòng giáo viên sắp xếp thế nào cho giáo viên ngồi thư giãn sau giờ lên lớp? Văn phòng và phòng tiếp phụ huynh được chú ý quan tâm không?
Còn bếp ăn, nhà ăn và chỗ ngủ của trường có bán trú nữa thì nên thiết kế và tổ chức ra sao cho khoa học và phù hợp với mỗi cấp học, lớp học.
Chưa nói đến vấn đề dinh dưỡng, tuổi nào cần nguồn thực phẩm gì để các em phát triển thể chất và trí não? Cách thức của học sinh được rèn luyện ra sao trước và sau mỗi bữa ăn...?
Mỗi trường một kiểu, có trường chu đáo tươm tất, có trường cũng tạm được cho xong. Có trường quy định chặt chẽ, nề nếp cả chỗ để giày dép, cặp sách...
Đây là vấn đề của quản trị học đường, do một phó hiệu trưởng giúp hiệu trưởng trong việc quản lý trường học và vị hiệu phó này cũng từ giáo viên chuyên môn chưa qua trường lớp đào tạo về quản trị học đường.
Thăm trường học các nước, tôi nhận thấy việc quản trị học đường và văn hóa trong trường học rất được coi trọng. Nhà vệ sinh trường tiểu học ở khu đại học Cambridge (Anh) có bản chỉ dẫn và quy trình rất đầy đủ, rõ ràng.
Ở Israel thì ký hiệu như ở khách sạn. Cổng trường tiểu học ở Seoul (Hàn Quốc) luôn chú ý bảo vệ học sinh và việc đưa đón của phụ huynh rất trật tự...
Có lẽ Trường Cán bộ quản lý giáo dục nên có thêm khoa quản trị học đường để đào tạo những chuyên viên có bằng cử nhân về giúp việc cho hiệu trưởng trong việc quản lý trường học; nên có đội ngũ giảng viên được chọn lọc và gửi đi học tập, nghiên cứu quản trị học đường ở các nước trên thế giới.
Như vậy, diện mạo và nội dung trường học mới có thể sánh vai với chương trình, sách giáo khoa đào tạo học sinh có đủ trình độ trong thời đại. Người quản trị học đường giúp cho hiệu trưởng nhằm đem đến cho giáo viên những phương tiện, điều kiện tối ưu nhất có thể để giảng dạy hiệu quả nhất.
Chẳng hạn tại một trường tiểu học ở Hàn Quốc, tấm bảng trong lớp có ba lớp để lùa nhằm minh họa cho bài học, bên cạnh có màn hình dùng khi cần thiết.
Hay bàn ghế học sinh thì kích cỡ, hình dáng sao gọn nhẹ dễ di chuyển theo phương pháp dạy học như ở Singapore... đồng thời cũng giúp cho thầy cô thấy thoải mái, nhẹ nhàng sau một giờ lên lớp, một tiết nghỉ và một buổi giảng dạy ở nhà trường.
Họ yêu ngôi trường vì nơi đó tạo điều kiện cho họ lao động thật tích cực, vì nơi đó cho họ bầu không khí chuyên môn và tình đồng nghiệp gắn bó và với học sinh yêu thương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận