16/12/2011 11:23 GMT+7

Quan sát siêu lỗ đen nuốt chửng đám mây khổng lồ

TRÙNG DƯƠNG (Theo BBC News)
TRÙNG DƯƠNG (Theo BBC News)

TTO - Các nhà khoa học vừa phát hiện một đám mây khí khổng lồ đang bị “xoắn cuốn” vào trong siêu lỗ đen ở thiên hà chúng ta. Theo ước tính của các nhà khoa học, chúng ta sẽ sớm chứng kiến cảnh siêu lỗ đen nuốt chửng đám mây khí khổng lồ đó vào năm 2013.

UJYLoHXC.jpgPhóng to

Hình ảnh mô phỏng đám mây khí khổng lồ bị “xoắn cuốn” vào siêu lỗ đen - Ảnh: BBC News

Siêu lỗ đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải thiên hà, có kích thước gấp 40 triệu lần mặt trời. Mặc dù các nhà khoa học không thể nào nhìn thấy, nhưng họ có thể đo được lực hấp dẫn của nó đối với những ngôi sao xung quanh.

Sau khi quan sát bằng kính thiên văn VLT tại đài quan sát Southern của châu Âu ở Chile, các nhà thiên văn học quốc tế cho rằng đám mây khí khổng lồ có đường kính gấp ba lần Trái đất đang tiến rất nhanh về phía lỗ đen Sagittarius A*.

Các nhà khoa học đã phỏng đoán vào năm 2013, đám mây đó sẽ bị giam cầm tại trung tâm của lỗ đen. Sự kiện này dự đoán kéo dài trong 10 năm. Đó cũng là khoảng thời gian khá dài giúp các nhà khoa học tìm hiểu điều gì đang xảy ra xung quanh lỗ đen “nạp năng lượng” này.

TRÙNG DƯƠNG (Theo BBC News)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên