Trong đó, tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị phải phù hợp với đối tượng quản lý, phải tính đến quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với dịch chuyển cơ cấu kinh tế là diễn biến nhanh quá trình đô thị hóa, sẽ hình thành những trung tâm đô thị lớn. Vì vậy tổ chức chính quyền địa phương phải tính đến các đặc thù của đối tượng quản lý là đô thị và nông thôn.
Khác với các vùng nông thôn, đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ của một vùng, miền, của cả nước, thậm chí của quốc tế, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Đô thị là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao, có phong tục, tập quán, lối sống khác với nông thôn, có mặt bằng dân trí cao hơn. Đô thị có cơ sở hạ tầng là những mạng lưới liên thông xuyên suốt, không cắt khúc, không phụ thuộc vào địa giới hành chính... Những đặc thù này đòi hỏi hình thức tổ chức quản lý cũng phải khác với nông thôn.
Quản lý đô thị phải tập trung, thống nhất, xuyên suốt của bộ máy chính quyền đô thị thống nhất, không cắt khúc. Tính hiệu quả trong bộ máy chính quyền đô thị là cung ứng dịch vụ công, dịch vụ đô thị đảm bảo hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội của người dân cũng như đảm bảo quyền lợi dân sinh, quyền lợi chính trị cho họ.
Với những quan điểm và đặc thù đô thị nêu trên, thứ nhất, trong Hiến pháp sửa đổi sắp tới cần phải phân định rõ tổ chức chính quyền địa phương, phải tính đến đặc thù của địa phương giữa nông thôn và đô thị. Thứ hai, Hiến pháp và Luật về chính quyền địa phương sửa đổi phải dựa vào đánh giá thực trạng chính quyền ba cấp hiện nay có hiệu quả hay không, đặc biệt là với chính quyền đô thị.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chính quyền đô thị đa số là một cấp - chính quyền thành phố có thị trưởng và tòa thị chính, còn cấp dưới là ủy ban hành chính tự quản chứ không phải một chính quyền đầy đủ. Thứ ba, trong Hiến pháp sửa đổi cần quy định đại biểu HĐND là đại diện cho quyền lợi của dân phải là đại biểu chuyên trách đại diện theo khu vực bầu cử, phải giám sát hoạt động của chính quyền vì lợi ích của cử tri - người dân và phản ánh kịp thời những khiếu nại, ý kiến của người dân cho chính quyền. Thứ tư, Hiến pháp sửa đổi cần thể hiện các quy định nâng cao được quyền lực và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền địa phương.
Theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các quy định về chính quyền địa phương thuộc chương IX từ điều 115-119. Trong đó, điều 115 (sửa đổi, bổ sung điều 118) quy định tổ chức chính quyền địa phương vẫn tồn tại ba cấp không có gì khác biệt so với mô hình tổ chức hiện nay theo Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND, UBND 2003. Điều 116 (sửa đổi, bổ sung các điều 119, 120, 123 và 124) chưa rõ tồn tại HĐND có theo ba cấp? Trong khi từ năm 2008 đã có quyết định của Quốc hội về thí điểm bỏ HĐND cấp quận và phường. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận